Ý nghĩa của tranh chữ “Phúc” & cách treo tranh

Tranh chữ Phúc rất được ưa chuộng treo trong phòng khách hoặc phòng thờ, gia chủ treo tranh trong nhà với mong muốn gặp nhiều may mắn và những điều tốt đẹp đến với gia đình.

Phúc có thể được hiểu là sự may mắn, hạnh phúc, tâm hồn an lạc vui vẻ trong cuộc sống. Cũng có câu “ngũ phúc lâm môn” nghĩa là 5 điều phúc ghé vào nhà, thể hiện 5 mong ước của tất cả mọi người trong cuộc đời và chỉ khi hội tụ đủ 5 điều đó thì mới là người có phúc. Vậy ý nghĩa thực sự của chữ “Phúc” là gì và vì sao nhiều người lại thích treo tranh này trong phòng khách?

Tranh thư pháp chữ “Phúc” mạ vàng 24k – CP01 4

Ý nghĩa của chữ “Phúc”

1. May mắn

Cái gọi là “phước” trước đây có nghĩa là “phúc”, “may mắn”, nhưng hiện nay người ta hiểu về phước là “hạnh phúc”. Dù bây giờ hay xưa thì mọi người đều có một tâm nguyện chung là mong chờ những điều tốt lành sẽ đến với mình và gia đình, nên chữ “Phúc” chính là thể hiện sự khao khát của con người về một cuộc sống hạnh phúc và mong ước về một tương lai tốt đẹp hơn.

3. Gia đình hạnh phúc

Tục ngữ có câu: “Càng nhiều con thì càng có nhiều phúc”, càng có nhiều con cháu thì phúc sẽ không bị cắt. Chỉ có nhiều người hơn chúng ta mới tạo ra được nhiều giá trị và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình, đây cũng là biểu tượng của một cuộc sống hạnh phúc và nhiều con cháu chính là sự trải nghiệm tốt nhất về hạnh phúc của một gia đình.

3. Không phải lo cơm ăn áo mặc

Ngoài việc dán các chữ hoặc treo chữ phúc lên cửa nhà, người ta còn thường dán hoặc treo tranh lên nhiều đồ vật. Ví dụ, dán chữ lộn ngược trên hũ thóc có nghĩa là hy vọng năm tới sẽ có nhiều mùa màng hơn, dán trên thùng rác có nghĩa là vứt bỏ tai họa khỏi cuộc sống…

4. Phúc bao gồm ngũ phúc

Chữ “Phúc” trong tiếng Hán có phát âm là (fú) cũng có thể gồm ngũ phúc (5 điều phúc của con người) đó là “trường thọ”, phúc thứ hai là “phú quý vinh hoa”, phúc thứ ba là “khang ninh”, phúc thứ tư là “đức hạnh”, phúc thứ năm là “cái chết thanh thản, nhẹ nhàng”.

  • “Trường thọ” có nghĩa là tuổi thọ kéo dài.
  • “Phú quý vinh hoa” dùng để chỉ sự giàu có và địa vị cao.
  • “Khang ninh” có nghĩa là sức khỏe tốt và an yên trong tâm hồn.
  • “Thiện đức” là người có bản chất nhân từ, độ lượng và ôn hòa.
  • “Cái chết thanh thản” là một cái chết nhẹ nhàng và êm đẹp, không có bệnh tật và không còn điều gì luyến tiếc trên cõi trần.

Trong “Ngũ phúc” thì quan trọng nhất là phước thứ tư tức là “Thiện đức”. Với đức tính nhân từ, độ lượng và tâm thế bình thản, nó là nguồn gốc của cái phúc, có nghĩa phúc chính là thành quả và là biểu hiện của đức. Phật Giáo răn dạy con người rằng chỉ khi có phong cách, phẩm chất sống tốt đẹp mới là nền tảng giúp chúng ta tích lũy phước lành trong đời và phước lành đó, may mắn đó sẽ giúp bản thân vượt qua những trở ngại, những khó khăn trong cuộc sống, mang lại sức khỏe và tinh thần thoải mái, mang lại sự thịnh vượng và tài lộc.

Cách treo tranh chữ “Phúc” Hán tự

Hiện tại trên thị trường tranh có hai kiểu; một là sử dụng chữ việt và hai là sử dụng chữ hán. Có hai câu chuyện liên quan đến cách treo tranh bằng chữ hán:

  • Câu chuyện đầu tiên: Chuyện xảy ra vào thời nhà Minh, khi vua Minh Thái Tổ đi vi hành xem tình hình dân chúng chuẩn bị ăn tết ra sao vào đêm đêm 30 tết; khi đến một nhà dân thấy họ đang thả đèn kéo quân có vẽ hình châm biếm hoàng hậu; nhà vua đã vô cùng tức giận và sai người dán ngược chữ phúc treo trước cửa gia đình đó để trừng phạt về sau. Khi về đến cung điện, vua vẫn còn tức giận; hoàng hậu thấy vậy liền gặng hỏi lý do tại sao. Sau khi vua kể đầu đuôi câu chuyện, với tấm lòng nhân hậu của mình; hoàng hậu đã sai người thông báo cho tất cả người dân treo ngược lại. Đến hôm sau vua cho người đến bắt gia đình chơi đèn thì không thể tìm được nữa.
  • Câu chuyện thứ hai: Câu chuyện này diễn ra vào thời nhà Thanh. Khi quan phủ lý ra lệnh dán chữ phúc lên cửa chính ra vào đông cung của thái tử; do người lính hầu không biết chữ nên đã vô tình dán ngược lại. Sau khi thái tử nhìn thấy thì vô cùng tức giận và định trừng phạt người lính hầu. Song quan phủ lý là người vốn nhân hậu; ông liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính. Quan phủ lý biết rằng thái tử luôn mong ước may mắn sớm được lên ngôi vị cửu ngũ chí tôn; dựa vào điều này ông đã tâu với thái tử rằng: “ Chữ phúc khi treo ngược được gọi là chữ đảo, từ đảo đồng âm với đáo nghĩa là tới nên có thể hiểu rằng phúc đang tới” Thái tử nghe thấy vậy thì vô cùng hài lòng với cách ứng xử thông minh của quan phủ lý. Sau đó thái tử không những không trách phạt tên lính hầu; mà còn trọng thưởng cho quan phủ lý; và mỗi người lính hầu năm lượng bạc. Đúng như hình ảnh chữ phúc dán ngược trên cánh cửa; phúc đã đến với mọi người ngay từ thời điểm đó rồi.

Bạn tham khảo

  • Ý nghĩa tranh chữ Tâm – Món quà mạ vàng cao cấp
  • Tất tần tật về tranh chữ “Phúc Lộc Thọ” phong thủy
tranh chữ phúc lộc thọ

Treo tranh chữ “Phúc” ở đâu?

Tranh nên được treo ở những nơi trang trọng trong gia đình như phòng khách; phòng làm việc hay phòng thờ. Treo tranh với ngụ ý mang lại điều may mắn; hạnh phúc, sự suôn sẻ và ấm no.

  • Đối với vị trí treo tranh ở phòng khách, gia chủ nên treo ở phía trong cửa ra vào với ngụ ý phúc rơi vào đầu. Treo phòng khách với mong muốn cầu nhiều bình an, phú quý và tài lộc cho gia đình. Hơn nữa khi treo treo tranh chữ trong phòng khách tạo nên vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và truyền thống.
  • Khi treo ở trong phòng làm việc với mục đích giúp công việc thuận lợi, suôn sẻ và may mắn. Nên treo trên tường phía Đông, tường phía Tây của phòng khách và ở sảnh giữa, đặc biệt nếu trong nhà có người già hoặc trẻ em thì càng cần treo để thể hiện mong cầu nhận phước lành và phù hộ cho gia đình.
Tranh chữ phúc nên treo ở đâu

Những lưu ý khác khi treo tranh

  • Lựa chọn kích thước tranh phù hợp tùy vào không gian nơi gia chủ định treo tranh. Một bức tranh bên cạnh vẻ đẹp của nó; thì sự hài hòa với tổng thể không gian cũng rất quan trọng.
  • Nên chọn những nơi có ánh sáng tốt để treo tranh; điều này giúp phát huy được hoàn toàn những ý nghĩa của nó; gia chủ có thể khắc phục bằng cách lắp thêm đèn ở gần nơi treo tranh nếu khu vực đó không đủ ánh sáng.
  • Vị trí treo tranh cũng không nên quá cao hoặc quá thấp; tốt nhất nên treo tranh trong khoảng từ 1,8 – 2m để phù hợp với tầm mắt người nhìn. Ngoài ra nên hạn chế treo tranh ở những nơi ẩm thấp; bởi độ ẩm có thể làm chất lượng tranh giảm đi nhanh chóng.

Đối với chữ viết theo lối chữ Hán; gia chủ có thể lựa chọn treo đúng chiều hoặc treo ngược như tập tục của ông bà từ xưa; tùy theo sở thích của gia chủ; không nhất thiết bắt buộc phải treo ngược chữ lại.

Bài viết liên quan