Bên cạnh bộ cây Mai Lan Cúc Trúc, nhiều người còn lựa chọn bộ cây tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai. Đây đều là những bộ cây tượng trưng cho bốn mùa, sự đầy đủ, niềm hạnh phúc vĩnh cửu, giúp hanh thông sự nghiệp. Tùng Cúc Trúc Mai trong tiếng Anh là “Four Gentlemen Paintings” nghĩa là bức tranh tứ quý đại diện cho 4 mùa. Nó còn được gọi là bức tranh tứ quân thử, thể hiện những đức tính tốt đẹp của một bậc đại quân tử.
I. Ý nghĩa của Tùng, Cúc, Trúc, Mai trong phong thủy
1. Ý nghĩa của cây Tùng
Vào ban ngày khi ánh nắng gắt, hầu hết các loài cây khác thưởng rũ lá để hạn chế thoát nước thì cành lá của cây tùng lại càng rậm rạp và có màu xanh đậm, tận dụng lá kim nhỏ ít thoát nước. Mùa đông, tuyết rơi dày đặc, gió lạnh phập phù rít thành từng cơn, nhưng những cây tùng vẫn đứng thẳng, chống chọi với gió lạnh. Chính vì thế mà tranh cây tùng được coi là một biểu tượng cho phẩm chất ngay thẳng, cương trực và ý chí bền bỉ trước khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống.
Tán của cây tùng dạng lá kim, xanh tốt quanh năm, dáng cây nhìn chung rất khỏe và có thể sống rất lâu mà không bị khô héo, có nghĩa là tranh cây tùng cung tượng trưng cho sự trường thọ.
2. Ý nghĩa của hoa Cúc
Cuối thu, dưới ánh nắng xế chiều, bên hàng giậu thấp lấp ló khóm hoa cúc vàng kiêu hãnh khoe sắc, bất chấp sương giá và cô đơn. Hoa cúc kiêu hãnh nở vào cuối thu bất chấp làn gió hiu hiu và sự hiu quạnh của núi rừng vào cuối chiều, giống như một ẩn sĩ sống giữa núi rừng, không chạy theo người khác mà âm thầm gắn bó với lý tưởng sống của mình.
Khí chất cuốn hút nhất của hoa cúc là sự độc lập và tự tại, không cần tranh đua khoe sắc mà kiêu hãnh một mình khi trời vào đông, cây cối cũng không trụ nổi gió lạnh nhưng hoa mai vẫn nở hoa, hương thơm nhẹ thoang thoảng trong làn gió lạnh buốt.
- Màu đỏ: tượng trưng cho sự nhiệt tình, không gò bó, niềm vui, sức sống, sức khỏe, nhiệt huyết và hy vọng.
- Màu vàng: Tượng trưng cho sự cao sang, phú quý, dịu dàng, nhẹ nhàng và hạnh phúc.
- Màu trắng: Tượng trưng cho sự trong trắng, giản dị, thuần khiết, thánh thiện.
- Màu xanh lá cây: Tượng trưng cho sức khỏe, sự tươi mới.
- Đen: Tượng trưng cho sự nghiêm túc và ổn định nhưng cũng có nghĩa là cái chết, đau khổ.
Thời kỳ ra hoa của hoa cúc là vào mùa thu, khi vạn vật thường u uất vì mùa thu giống như hoàng hôn, nhưng sự hoa cúc nở là thể hiện cho sức sống bền bỉ, có nghĩa à trường thọ.
3. Ý nghĩa của cây Trúc
Nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết:
“Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.”
Cây tre được nhân hoá, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Cây tre, cây trúc tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên luỹ thành bền vững.
Trúc là cây xanh bốn mùa, cao thẳng tượng trưng cho sức khỏe dồi dào. Trúc rỗng ruột mang ý nghĩa của sự khiêm tốn, khoan dung và cởi mở, không để bụng hay chấp vặt, tư thế hiên ngang là thể hiện khí phách quân tử không chịu khuất phục, tre/ trúc có đốt ngụ ý vươn sẽ vững vàng. Trong phong thủy thì trúc là một phép ẩn dụ cho sự bền bỉ và tính linh hoạt, tượng trưng cho phẩm chất thanh tao và trung thực, sự kiên trì và bền bỉ vì khả năng sinh trưởng nhanh, thích nghi với môi trường khắc nghiệt, nhường nhịn nhưng không gục ngã.
Xem thêm: Cúp mạ vàng 24k thiết kế theo yêu cầu
4. Ý nghĩa của hoa Mai
Hoa mai vẫn nở bất chấp mùa đông lạnh giá là tượng trưng cho sự kiên trì, đấu tranh ngoan cường không ngại khó, không vì hoàn cảnh nên nó được ví như người quân tử có phẩm chất đức hạnh và kiêu hãnh, mạnh mẽ thể hiện bản chất thanh cao của mình trong mọi hoàn cảnh, thể hiện tinh thần vươn lên và sự dũng cảm trước cuộc sống để mở ra hy vọng.
- Tượng trưng cho ẩn sĩ có phẩm chất cao thượng: Hoa Mai giống như một ẩn sĩ có phẩm chất cao quý, trong sạch nhưng không có nghĩa là không có tính cách mạnh mẽ và thẳng thắn.
- Tượng trưng cho vẻ đẹp kiêu sa: Người xưa rất nhiều lần lấy hoa mai làm ẩn dụ cho sắc đẹp, hoa mai nở rộ trong sương tuyết là tượng trưng cho vẻ đẹp kiêu sa.
- Tượng trưng cho ngũ phúc: Hoa mai có năm cánh và mỗi cánh mang một ý nghĩa của ngũ phúc lâm môn bao gồm: “trường thọ, sức khỏe, giàu sang phú quý, đức độ và bình an” nên nhiều người sử dụng tranh hoặc cây hoa mai để tặng cho người khác, như trao gửi hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Tượng trưng cho khí chất tao nhã: Dáng thế mạnh mẽ cứng cáp mà không sặc sỡ, lạnh mà không yếu, bóng lá thưa mà đứng hiên ngang, hương thơm tao nhã dễ chịu không loài hoa nào sánh được nên lấy hoa mai làm ẩn dụ cho một người có nghĩa khí (lời nói và hành động) tao nhã, cao thượng, không thô tục quả không sai.
Hoa mai là một loại cây cảnh phổ biến trong văn hóa và phong tục của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông. Trong phong thủy, cây hoa mai được coi là biểu tượng của sự giàu có, phú quý và may mắn, tượng trưng cho sự phát triển, sự thịnh vượng và tài lộc. Nó còn được coi là biểu tượng cho sự đổi mới, khởi đầu mới, tình yêu.
5. Ý nghĩa cả bức tranh
Như vậy, bộ tranh tứ quý trên không chỉ đại diện cho bốn mùa trong năm mà nó còn nói lên khí chất của một người quân tử. Đó là luôn vượt lên trên nghịch cảnh để sống, là sự độc lập quyết tâm theo đuổi lý tưởng sống của bản thân, là sự kiêu hãnh, bền bỉ không bao giờ gục ngã.
II. Bộ tranh tứ quý hợp với tuổi nào, mệnh nào?
1. Tranh hợp với tuổi nào?
Tuổi nào cũng có thể treo bộ tranh Tùng Cúc Trúc Mai này nhưng người tuổi Mão và tuổi Ngọ là hai tuổi hợp với bức tranh này nhất. Treo tranh sẽ giúp con đường công danh sự nghiệp luôn suôn sẻ và may mắn, gia đình ấm êm, hòa thuận.
- Tuổi Mão: 1939, 1951, 1963, 1975, 1987, 1999, 2011
- Tuổi Ngọ: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014
2. Tranh hợp với mệnh nào?
Bộ tranh tứ quý về 4 loại cây thuộc hành Mộc nên theo luật tương sinh và tương khắc những người mệnh sau phù hợp để treo tranh. Đó là những người mệnh Thủy, Mộc, Hỏa vì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Vậy nên treo tranh sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn và bình an, phát tài phát lộc.
Thông tin trên là tham khảo, thực tế việc treo tranh có hợp với bản thân mình hay không chủ yếu dựa vào ý nghĩa và nội dung mà bức tranh truyền tải. Một bức tranh mang ý nghĩa tốt, điềm lành sẽ phù hợp với tất cả mọi người.
III. Tranh treo hướng nào để hợp phong thủy
Điều quan trọng là phải tuân theo các nguyên tắc cụ thể để đảm bảo rằng bạn đang đặt nó đúng cách để mang lại may mắn và tốt lành. Dưới đây là một số hướng thường được khuyến nghị để treo bộ tranh này:
- Đông Nam: Đây là hướng phổ biến để treo tranh. Hướng Đông Nam được xem là hướng của thịnh vượng và tài lộc trong phong thủy, vì vậy treo tranh ở đây có thể đem lại may mắn và thịnh vượng.
- Đông: Hướng Đông cũng thường được coi là một lựa chọn tốt để treo tranh, đặc biệt nếu bạn muốn thúc đẩy sự phát triển và sự nghiệp.
- Tây Nam: Một số người cũng chọn hướng Tây Nam để treo bộ tranh này, nếu họ muốn tăng cường sự bình an và yên bình trong cuộc sống.
IV. Treo bộ tranh Tùng Cúc Trúc Mai ở đâu?
1. Vị trí treo
Bộ tranh Tứ Quý này không chỉ mang ý nghĩa phong thủy là tài lộc; may mắn mà còn tượng trưng cho khí chất của người quân tử. Treo trong phòng khách cũng sẽ tạo cảm giác tin cậy; thoải mái cho khách đến chơi nhà. Lưu ý, không đặt trên bàn thờ bởi đây là vật phong thủy, không nên thờ cúng. Nếu bạn muốn tạo không gian làm việc năng động và tinh tế, bạn có thể treo bộ tranh này trong phòng làm việc. Nó có thể thúc đẩy sự kiên nhẫn và sáng tạo.
Có thể treo trong phòng ngủ để mang lại không gian yên bình, mang lại giấc ngủ sâu và thể hiện sự thịnh vượng trong cuộc sống cá nhân, hoặc trong nhà bếp hoặc phòng ăn, để thúc đẩy sự tình cảm và hạnh phúc trong gia đình.
2. Thứ tự treo
Theo như cách đọc thuận miệng của người Việt đó là Tùng – Cúc – Trúc – Mai, nhưng đọc ngược lại mới là chuẩn, đó là Mai – Trúc – Cúc – Tùng được sắp xếp theo thứ tự mùa trong năm.
Mùa xuân là mua hoa mai nở, đánh dấu một năm mới, tiếp theo là cây trúc tượng trưng cho mùa hạ, những bông hoa cúc báo hiệu mùa xuân đã sang và cuối cùng là cây tùng sừng sững hiên ngang giữa mùa đông giá rét. Dù thế nào thì thứ tự các bức tranh không quá ảnh hưởng đến ý nghĩa, miễn là hài hòa với không gian ngôi nhà là được.
V. Các mẫu tranh Tùng Cúc Trúc Mai đẹp
1. Tranh gỗ
Tranh tùng cúc trúc mai thường được chế tác bằng gỗ cứng, như gỗ hương, gỗ đào, hoặc gỗ phát thủ. Loại gỗ này thường có độ bền và tính thẩm mỹ tốt. Người thợ điêu khắc sẽ sử dụng công cụ như dao và dũa để tạo hình các chi tiết trên tấm gỗ. Điêu khắc cẩn thận để tạo ra các chi tiết sắc nét và đẹp mắt.
2. Tranh đính đá
Việc thiết kế và sắp xếp đá quý trên tranh được thực hiện cẩn thận để tạo ra một bức tranh đẹp mắt và thể hiện sự tài lộc, thịnh vượng và nghệ thuật. Cuối cùng, tác phẩm tranh được kiểm tra kỹ lưỡng và bảo quản để đảm bảo rằng đá quý vẫn đẹp và an toàn trong suốt thời gian sử dụng.
3. Tranh sơn dầu
Trước khi bắt đầu sơn, người họa sĩ cần chuẩn bị bề mặt. Thông thường, họ sẽ chọn một tấm vải hoặc bản lớn để tạo tranh. Bề mặt cần phải được tạo sẵn và có thể cần phải được phủ một lớp nền để tạo sự bám dính cho sơn dầu. Sơn dầu yêu cầu sự kỹ thuật và kiên nhẫn cao. Người họa sĩ phải làm việc kỹ lưỡng để tạo ra các chi tiết tinh xảo và tạo ra hiệu ứng ánh sáng và màu sắc phù hợp.