“Ngũ phúc lâm môn”, tức là ngũ phúc tới cửa là câu chúc mà mọi người thường chúc nhau mỗi khi Tết đến xuân về nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của câu chúc đó. Ngày hôm nay chúng ta sẽ nói chi tiết về ý nghĩa “ngũ phúc”.
“Ngũ phúc” là gì?
Thuật ngữ “ngũ phúc” bao gồm một là “trường thọ”, hai là “phú quý vinh hoa”, ba là “khang ninh”, bốn là “đức hạnh, thiện đức” và năm là “cái chết đẹp”. Sau đó cũng có tin đồn rằng để tránh cái chết, phước lành thứ năm đã được cải biên thành “nhiều con” sau thời Đông Hán. Đủ 5 phước lành này thì sẽ là một người có “Phúc”. Lâm môn nghĩa là ghé thăm cửa nhà. Ngũ phúc lâm môn nghĩa là những điều phước này sẽ gõ cửa nhà.
1. Trường thọ
‘Trường thọ’ có nghĩa là sống lâu khỏe mạnh nhưng điều này hoàn toàn phụ tuộc vào bản thân mình. Tận hưởng những gì bản thân mình xứng đáng, hài lòng với chính mình để có được niềm vui sống cho bản thân thay vì tự dìm mình vào một cuộc đời không lối thoát, mông lung và ám ảnh bởi phồn hoa, dần dần dẫn tới u uất và trầm cảm.
Tuổi thọ của con người có thể được kiểm soát bởi một số yếu tố khách quan nhất định như di truyền, vật lý và các nguyên nhân bẩm sinh của “sinh, lão, bệnh, tử”. Tuy nhiên, tuổi thọ của một người cũng liên quan đến hành vi, thói quen của người đó. Bỏ qua những yếu tố khách quan, nếu một người coi trọng cuộc sống, sống tích cực và chú ý đến sức khỏe như một nề nếp, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên sẽ giữ được tâm trạng vui vẻ, người vui vẻ sẽ sống lâu hơn những người hay buông thả, lười biếng, suy đồi và tiêu cực.
Khổng Tử nói: “Đức lớn sẽ trường thọ.” Khổng Tử cũng nói: “Người nhân sẽ sống lâu.” Dù người có đạo đức cao có thể không nhất thiết phải sống trăm tuổi nhưng có tấm lòng nhân hậu và tâm an lạc sẽ giúp họ sống “lâu” hơn (trải nghiệm cuộc sống lâu hơn). Nói là trường thọ nghĩa là sống lâu thì tốt, nhưng sống không thọ cũng không phải là xui xẻo, miễn là bạn còn sống vui vẻ an lạc.
Vì vậy, ý nghĩa của lời chúc trường thọ chính là kiềm chế mưu cầu của mình, hài lòng với hiện tại để sống tích cực và có tâm trạng tốt chính là điều may mắn.
2. Của cải, địa vị
Phước lành thứ hai là ‘phú quý’, tức là có của cải vật chất và cuộc sống thịnh vượng. Nhưng bao nhiêu tiền là đủ? Có lẽ là không bao giờ đủ bởi vì ham muốn của con người là không có giới hạn, còn cuộc đời thì lại có hạn. Chữ “Phúc” trong tiếng Hán cũng gồm nhiều ký tự tượng trưng cho nhà, gia đình; cho sự ổn định; cho lực lượng lao động; cho ruộng, đất đai. Do đó, có thể suy luận ra rằng phú quý có nghĩa là gia đình ổn định, có nhà lầu, xe hơi, có xuất thân, có gia nghiệp.
Nhưng ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhiều người “giàu” nợ nần chồng chất, chật vật, bề ngoài thì đẹp đẽ khang trang mà vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống, như vậy dù giàu ít hay nhiều nếu không thỏa mãn được tinh thần thì sẽ không bao giờ có hồi kết.
Tục ngữ có câu: “Sự giàu có lớn đến từ tự nhiên, còn của cải nhỏ đến từ sự cần cù và tiết kiệm.” Vì vậy, một người muốn trở nên giàu có một chút thì phải làm việc chăm chỉ, sống tiết kiệm, biết sống trong khả năng của mình, đầu tư khôn ngoan để mỗi người có được cuộc sống an toàn khi về già. Còn quan niệm “nuôi con dưỡng già” đã không còn hợp lý trong xã hội ngày nay. Nếu bạn sống cuộc sống của mình một cách bất cẩn và không có bất kỳ kế hoạch nào sẽ gặp khó khăn về tài chính trong những năm cuối đời.
3. Khang ninh, sức khỏe tốt
Phước lành thứ ba là ‘khang ninh’ tức là sức khỏe dồi dào và cuộc sống ổn định, tức là bản thân mình khỏe mạnh và không có bệnh tật, được sống trong một xã hội hòa bình không có loạn lạc và chiến tranh, không phải lo lắng về bất kỳ khủng hoảng nào, tất cả mọi người đều sống và làm việc trong một xã hội hòa bình và hài lòng.
Sức khỏe không chỉ là sức mạnh thể chất mà còn là sức khỏe tinh thần. Một vấn đề phổ biến của những người hiện đại là tính tình rất nóng nảy, không thể tĩnh tâm, không ngừng tiến về phía trước, bận rộn với công việc và luôn cảm thấy “không vui”, cũng không có thời gian hoặc không muốn dành chút thời gian và năng lượng để tĩnh tâm, suy ngẫm về những gì mình đang theo đuổi, để cảm nhận thế giới mình đang sống, để tạm vứt bỏ ưu phiền, để trở về với bình yên?
Khang ninh nghĩa là sức khỏe, tâm hồn khỏe mạnh và bình an. Muốn hưởng được phước an lạc, bạn phải sống bình thản, đầu óc trong sáng, thanh thản không ham muốn hay đòi hỏi, bằng lòng và biết ơn, đồng thời cố gắng tận hưởng sự thư thái, bình yên trong lòng. Dù vẫn phải mưu sinh hay làm lụng vất vả để kiếm cơm thì cũng nên bằng lòng với địa vị của mình, làm tròn trách nhiệm của mình, tránh xa danh lợi và quyền lực, không nên cầu danh… Ngoài ra, chỉ khi tâm trí bạn trong sáng, nỗ lực phát triển cá nhân và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác thì mới có được cuộc sống hạnh phúc, bình yên.
Phước lành của khang ninh nằm ở chỗ có thể “không bị ưu hay nhục, ngắm hoa nở và rụng trước sân, đi ở vô tâm, theo mây gió cuốn trên trời”.
4. Thiện đức, đức độ
Điều phúc thứ tư là “đức hạnh”, là làm những điều có lợi ích cho người khác, làm điều tốt để tích đức. Đây chính là “hạt giống” của phúc trong ngũ phúc, vừa làm lợi ích cho người khác, vừa có thể tích lũy thêm phúc cho mình.
Đức hạnh là nền tảng, là cốt lõi của phúc lành. Một người có đức hạnh thì có thể nuôi dưỡng bốn phúc còn lại, đồng thời làm cho mọi người có nhiều phước lành hơn. Con người một lòng suy nghĩ và hành động có đạo đức bất kể là vì mình, vì người khác hay vì xã hội thì đều có ý nghĩa nhân từ. Trước tiên là được khẳng định bản thân là người tử tế, thứ hai là được người khác ghi nhận và tôn trọng.
5. Một cái chết “đẹp”
Phước lành cuối cùng là một cái chết đẹp, thanh thản, nhẹ nhàng, không còn vướng bận bụi trần mà có thể an tâm và vui vẻ ra đi. Thế giới này có thể không công bằng nhưng có một điều giống nhau đó là cuối cùng mọi người sẽ từ biệt thế giới, nhưng sự ra đi nhẹ nhàng hoàn toàn khác với việc ra đi vì bệnh tật hoặc tai ương. Vì vậy, việc một người sống thọ không bệnh tật và ra đi trong giấc ngủ cũng là một điều phúc.
Người thực sự có thể có được năm phước lành này sẽ là người có phúc. “Ngũ phúc” có thể cùng nhau tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn nhưng khi tách rời thì chẳng đẹp đẽ gì. Ví dụ, có người sống lâu nhưng sống trong cảnh nghèo khó, có người giàu nhưng sống ngắn, có người giàu nhưng sức khỏe kém, có người gặp khó khăn vì nghèo đói, và một số mặc dù họ giàu thì họ rất lo lắng, có người bằng lòng sống một cuộc sống nhàn nhã trong nghèo khó khiêm tốn, có người chết trong nghèo khó và khiêm tốn, có người giàu có sống lâu nhưng cuối cùng lại phải chịu bất hạnh…
Hoàn cảnh cuộc sống nhiều quá không kể hết được. Xét về sự thay đổi của ngũ phúc, chỉ khi cả 5 điều phúc này gõ cửa nhà bạn thì mới có thể hoàn thiện và đạt trạng thái cao nhất của cuộc sống nhân gian.
Vì sao “Thiện đức” là điều quan trọng nhất?
Nhưng trong ngũ phúc, quan trọng nhất vẫn là phúc thứ tư, tức là ‘thiện đức‘ bởi đức là nhân và là gốc của phúc, phúc là thành quả và là sự thể hiện của đức, vì thế bạn có thể tích đức để tu tập bốn phước còn lại và làm cho chúng không ngừng phát triển.
Có người sinh ra đã có đức hạnh, bản tính có tấm lòng nhân hậu, không cần học mà biết, không cần dạy mà làm tốt, không cần tu đức, họ đã là người nhân từ rồi. Nhưng hầu hết mọi người sinh ra không thế mà cần phải được trau dồi: Tự xây dựng một tấm lòng từ bi, chú ý đến hành vi cá nhân, không nói những lời ác ý và không có ý định làm hại người khác; giữ một tâm hồn cởi mở, một tâm trí rộng mở, đối xử với nhau bằng sự quan tâm, hỗ trợ, tha thứ, chính trực, tôn trọng, biết ơn, bao dung và hòa hợp, có trách nhiệm.
- Hãy cởi mở và vô tư như Trang Tử. Biết ơn, bằng lòng, bớt lo âu, khi bệnh tật đến cũng an tâm vui.
- Hãy quan tâm, thăm hỏi, tiếp xúc với người thân, bạn bè nhiều hơn, hãy tử tế với những người trước mặt, quý trọng duyên phận được gặp nhau, hãy làm hòa với những người có mối hận thù càng sớm càng tốt, và bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã thể hiện lòng tốt với mình.
- Ai có khả năng thì nên quyên góp càng nhiều càng tốt.
- Nâng cao kiến thức và không ngừng học hỏi.
Quy luật 10 – 30 – 30 (tham khảo)
10+30+30=70
- Số 10 phía trước là giai đoạn thơ ấu từ 0-10 tuổi, giai đoạn này nên rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt.
- Số 30 thứ hai là độ tuổi thanh niên và trung niên, tức là từ 10 – 40 tuổi. Đây là thời gian tốt nhất để làm việc thiện và tu thân tích đức.
- Số 30 thứ ba là người trung niên và người cao tuổi, tức là từ từ 40 – 70 tuổi. Thông thường người xưa được hưởng phúc lộc của chính mình trong khoảng thời gian này.
Khoảng thời gian 40 tuổi trở đi trong cuộc đời mỗi người trở đi là thời điểm để đánh giá xem bản thân mình có tích lũy được phước lành trong nửa đầu của cuộc đời hay không. Đó là lý do có rất nhiều người giàu có không tích được phước, đến tuổi này thì phá sản, bệnh tật, mất việc làm, mất gia đình…
Tranh chữ “Phúc” mạ vàng 24k
Tranh thư pháp chữ Phúc mạ vàng 24k tại Phúc Tường cũng thể hiện những ý nghĩa tốt đẹp nhất, chính vì vậy hằng năm tết đến, tranh chữ phúc thường được nhiều người tìm mua để làm quà tặng hay treo trong nhà với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.
Các bức tranh chữ Phúc tại Phúc Tường được chế tác thủ công bằng bạc mạ vàng 24k là một sản phẩm nghệ thuật độc đáo, sang trọng. Bức tranh được chế tác từ chất liệu bạc nguyên chất và được phủ lớp mạ vàng 24k tinh xảo, mang đến sự bền bỉ và đẹp mắt.