Tranh thư pháp chữ “Tài” mang những ý nghĩa gì?

Chữ Tài có nghĩa là tài năng, sự thông minh, và sáng tạo của con người trong các lĩnh vực công việc và cuộc sống hàng ngày. Tài năng không chỉ mở ra nhiều cơ hội phát triển và thành công, mà còn đem lại vinh quang, danh tiếng, và vị thế xã hội. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của “Tài” không thể hoàn chỉnh nếu thiếu đi hai yếu tố quan trọng là “Tâm” và “Đức”.

I. Chữ Tài trong tiếng Hán

Chữ “Tài” (才): Chữ “Tài” mang ý nghĩa của tài năng và tài nghệ. Trong chữ Hán phồn thể, nét vẽ của chữ này khá phức tạp, nhưng trong chữ Hán hiện đại, nó trở nên đơn giản hơn với chỉ 3 nét cơ bản. Chữ “Tài” 才 có hai ý nghĩa chính:

  1. Nghĩa thứ nhất: Tài năng, tài nghệ, tài đức, và tài nhân.
  2. Nghĩa thứ hai: Vừa mới, cách đây không lâu, mới.
  3. Nghĩa thứ ba: Chữ Tài (财) có nghĩa là tài sản, gồm có 2 phần, bên trái là bối (贝), tượng trưng cho vỏ sò được sử dụng như tiền tệ trong thời cổ đại; bên phải là “tài” (才), dùng để biểu thị cách phát âm. Do đó chữ Tài (财) ra đời với ý nghĩa liên quan đến tài lộc và của cải. Vì thế chữ Tài nói chung trong tiếng Việt vừa có nghĩa là tài năng, vừa có ý nghĩa là tài lộc, tài sản.

II. Mối quan hệ giữa Tài – Tâm – Đức

1. Mối liên hệ giữa Tâm và Tài

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:

“Có Tài mà cậy chi Tài
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”.

Từ những dòng thơ này, ta có thể thấy rằng, chữ “Tài” không chỉ mang lại hào quang, quyền lực và tiền bạc cho người sở hữu, mà còn đi kèm với những rắc rối tai ương, gọi là “Tai”, nếu không biết khiêm nhường thì có thể ảnh hưởng đến bản thân và xã hội.

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Khi so về sức nặng, chữ “Tâm” có gấp ba lần chữ “Tài” và đến nay, quan điểm của Nguyễn Du vẫn là một tầm nhìn đúng đắn. Khi xã hội phát triển, con người thường chú trọng vào vật chất và ít quan tâm đến giá trị tinh thần.

Câu nói “Hiền Tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung gần giống với quan điểm của Nguyễn Du nhưng nghĩa rộng hơn. “Tài” thường được hiểu là tài năng, và thành tựu còn “Hiền” xuất phát từ tâm và thường được áp dụng cho những người có lòng tốt, đạo đức cao, hay được gọi là người hiền. Phần nào đó, từ “Hiền” là một khía cạnh của chữ “Tâm”. Nếu có Tài mà thiếu Tâm, Tài đó có thể gây nguy hiểm cho người khác. Người có Tài nhưng thiếu Tâm có thể tạo ra những phát minh như thuốc súng, bom mìn, sử dụng những phát minh đó để gây hại cho thiên nhiên và con người, thì người đó có Tài nhưng rất nguy hiểm.

2. Mối liên hệ giữa Đức và Tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Có Tài mà không có Đức, là người vô dụng
Có Đức mà không có Tài, thì làm việc gì cũng khó.”

Tư tưởng lớn của hai bậc Danh nhân văn hóa thế giới mặc dù thuộc hai thời kỳ khác nhau nhưng có một điểm chung. Tâm và Đức được coi là nguồn gốc, tức bản chất lương thiện của con người. Theo Bác, người có cả Đức và Tài mới thực sự là con người hoàn toàn. Người có tài thường có tinh thần sáng tạo, luôn tìm tòi cái mới, am hiểu sâu sắc lý thuyết và có kĩ năng thực hành cao, nhưng chỉ thực sự mang lại giá trị cho xã hội khi nó được xây dựng trên nền tảng của chữ “Đức” và chữ “Tâm”. Chỉ khi vận dụng được những đức tính ấy thì mới được coi là nhân tài.

III. Treo tranh ở đâu?

1. Phòng khách

Treo tranh ở phòng khách ngoài giúp ngôi nhà ở nên có sức sống hơn, nó còn có tác dụng thu hút vượng khí và may mắn cho gia chủ. Vì phòng khách là nơi tụ nhiều linh khí nhất, nơi mọi người thường tụ tập nên treo ở đây là hợp lí nhất.

2. Phòng làm việc

Treo trong phòng làm việc có tác dụng nhắc nhở luôn luôn phải trau dồi năng lực bản thân, đồng thời dặn lòng phải phát huy cái tâm và cái đức của mình để cống hiến và phục vụ cho xã hội.

Bài viết liên quan