Vì sao tượng Phật & Bồ Tát thường nhắm mắt?

Khi cúng Thần, Phật, Bồ Tát trong chùa, hẳn là nhiều người sẽ nhận thấy một đặc điểm chung của tượng chư Phật là mắt của chư Phật, Bồ Tát hầu hết đều nhắm lại. Tại sao vậy?

Nhắm mắt hay hé mắt?

Kỳ thực tượng chư Phật và tượng Bồ Tát đều không nhắm mắt hoàn toàn mà chỉ hé mắt và cúi xuống nên nếu nhìn từ xa thì có cảm giác như Phật đang nhắm mắt. Nếu bạn có kinh nghiệm về thiền định thì bạn sẽ hiểu ngay rằng Phật và Bồ Tát không nhắm mắt hoàn toàn mà vẫn hơi hé mắt và cúi xuống, người ta thường nói là đôi mắt của Phật và Bồ Tát có 2 phần mở, 8 phần hé, tức là nhìn thế gian bằng hai phần mắt còn nhìn chính mình bằng 8 phần mắt.

Thực tế cũng cho thấy không phải tượng đức Phật ở đâu cũng hé mắt mà có thể có cả tượng Phật mở mắt.

Tượng đức Phật nhắm mắt tượng trưng cho sự thiền định và trí tuệ còn tượng đức Phật mở mắt tượng trưng cho việc quan sát thế gian và lắng nghe để bớt đau khổ. Về mặt tâm linh, nhiều tín đồ cho rằng nếu ai muốn tập trung tinh tấn tu hành thì có thể nhắm mắt lạy Phật còn nếu tín đồ nào mong cầu may mắn thì có thể cúng dường Đức Phật “khai nhãn”.

Tượng Phật, Bồ Tát hé mắt có ý nghĩa gì?

Ai đã từng tập thiền hẳn đều biết có hai thái cực cấm kỵ trong thiền: khi mắt mở hoàn toàn, tâm dễ bị xao lãng (bị ngoại cảnh làm phiền); khi nhắm mắt hoàn toàn, tâm dễ hôn trầm. (buồn ngủ). Trạng thái thiền không hề buồn ngủ mà còn rất an lạc, nên khi thể hiện dưới hình thức tượng Phật là hình ảnh nửa mở nửa kín.

1. Giải thích 1

Khi Đức Phật còn tại thế, bản thân Ngài rõ ràng phản đối việc thờ thần tượng và rất lâu sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập diệt thì Phật tử cũng không có thói quen thờ thần tượng. Mãi cho đến khi nghệ thuật tạc tượng Gandhara phát triển mạnh, hình tượng Đức Phật đã được tạc thành tượng và được các tín đồ tôn thờ cho tới nay. Và vì tín ngưỡng thờ cúng Phật đã đi sâu vào tâm trí, văn hóa dân tộc nhiều quốc gia nên việc thờ cúng hiện nay hướng tới ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn ý nghĩa thực tế, nghĩa là hình ảnh Đức Phật có thực tế hay không không quan trọng mà điều quan trọng là ý nghĩa của việc thờ tự mang lại.

Cụ thể, Phật giáo đề cao thiền định nên các bức tượng Phật tiêu chuẩn hiện nay mà mọi người thấy một thường là hình ảnh thiền định, để nhân gian dù là Phật tử hay không cũng có thể nhận ra ngay ngay từ cái nhìn đầu tiên: Phật thiền định!

Tọa thiền của Phật giáo tập trung vào trạng thái tĩnh lặng “không nhìn hình tướng bên ngoài và không phát tâm ở bên trong”. Nếu mắt mở hoàn toàn, tâm thiền sẽ bị xáo trộn bởi sự hỗn loạn xung quanh. Mặc dù nhắm mắt lại có thể giúp đầu óc thư thái thì dễ sinh ảo tưởng, đó là lý do khi thiền định thì thường hé mắt nên sẽ phù hợp với ngữ cảnh thờ cúng tượng Phật.

Ngoài ra, việc hé mắt cũng giúp người tu hành khỏi bị buồn ngủ.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni mạ vàng 24k – PTC01 7

2. Giải thích 2 (tham khảo)

Có ý kiến cho rằng lý do đức Phật hé mắt là vì “không muốn từ bỏ chúng sinh trong sáu cõi nhưng đồng thời không mở to mắt vì sẽ nhìn thấu nỗi đau khổ của tất cả chúng sinh trong sáu cõi”. Quan điểm này rõ ràng bị nhiều người phản đối.

3. Giải thích 3

Người xưa nói rằng người biết mình là người khôn ngoan. Chư Phật và Bồ Tát hé mắt, tức nhìn xuống là thể hiện: “Luôn nhìn vào bên trong, suy ngẫm về lỗi lầm của bản thân chứ không hướng vào người khác và tìm hiểu xem đâu là đúng đâu là sai. Phật giáo còn dạy: “Người tu chân chính sẽ không nhìn thấy lỗi lầm của thế gian”, tức là không nghĩ đến lỗi lầm của người khác. Hành động này là muốn nói với thế giới rằng, cõi nhân sinh thì phải chăm sóc bản thân mình nhiều hơn và tìm kiếm những lý do từ bên trong mình thay vì tìm kiếm những lý do khách quan bên ngoài để thể hiện tấm lòng khiêm tốn và biết cúi đầu.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni mạ vàng 24k 4

4. Giải thích 4

Để cho những ai đến chùa thờ cúng tượng chư Phật đều cảm nhận được lòng từ bi của chư Phật. Chẳng hạn nếu bạn buồn bực, lo lắng và phiền não mà ngước lên sẽ thấy tượng Phật đang nhìn bạn với ánh mắt hiền từ thì tâm hỷ xả, bản thân mình cũng cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

Tượng Phật và Bồ Tát có đôi mắt khép hờ, đầu hơi cúi xuống cũng rất phù hợp với ngữ cảnh thờ cúng của người chiêm bái. Hãy tưởng tượng, sau khi bạn đã cầu nguyện và phát nguyện từ tâm mình, Đức Phật và các vị Bồ Tát nhìn bạn với ánh mắt từ ái từ trên xuống thì có cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn trong tâm hồn hay không?

Bài viết liên quan