Hoa cúc là một loài hoa quen thuộc với người Việt khi mọi người dùng nó để đặt lên bàn thờ hoặc mộ của ngời đã khuất, bày tỏ sự tưởng nhớ và tri ân. Nhưng hoa cúc còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế và nó cũng là một trong ‘tứ quân tử’ Tùng – Cúc – Trúc – Mai, thể hiện phẩm chất sống cao đẹp của con người.
Nó cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học và thơ ca nổi tiếng của Việt Nam, làm nổi bật tình yêu ngọt ngào, say đắm trong các bài thơ tình, tạo nên không gian thơ mộng và mang lại niềm hạnh phúc tinh thần cho người đọc. Hoa cúc cũng được sử dụng làm chủ đề trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc, làm cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ điển và hiện đại. Nhiều họa sĩ đã chọn hoa làm biểu tượng để thể hiện tâm tình và khát vọng trong nghệ thuật của mình.
Tranh hoa cúc thường được lựa chọn làm quà tặng nhân dịp đầu năm hoặc lễ mừng thọ của ông bà cha mẹ. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu ý nghĩa của dòng tranh này và mẫu tranh mạ vàng 24k đẹp nhất tại Phúc Tường Gold.
I. Câu chuyện truyền thuyết về hoa cúc
Ngày xưa ở một ngôi làng nọ của Nhật Bản, có hai mẹ con sống nương tựa hạnh phúc bên nhau. Một ngày nọ, người mẹ đổ bệnh nặng, và còn là nơi hoang vắng nên không đi tìm được thầy thuốc. Người trong làng mới nói rằng bên làng kia có một thầy lang rất giỏi, có thể chữa bệnh được cho cô bé. Trên đường đi, cô gặp được một ông lão tự nhận mình là thầy y, cô bèn đưa ông về khám cho mẹ mình. Ông lão nói với cô bé rằng mẹ của cô nặng lắm, phải đi tìm bông hoa trắng ở dưới gốc đa đầu rừng về mới có thể chữa khỏi.
Mặc cho cơn rét, cô bé khoác chiếc áo mỏng rồi đi vào rừng, cuối cùng cô cũng tìm được bông hoa, cô bèn đem về cho mẹ. Ông lão nói rằng số cánh hoa chính là số ngày mà mẹ cô còn sống. Cô đếm bông hoa chỉ có 20 cánh, nghĩa là mẹ cô chỉ sống thêm được 20 ngày nữa sao? Cô bé òa lên khóc nức nở, xé bông hoa ra thành nhiều cánh nhỏ với mong muốn mẹ sống với mình lâu hơn. Từ đó hoa cúc có vô số cánh hoa li ti và mẹ cô bé được chữa khỏi bệnh. Từ đó, hoa cúc trở thành biểu tượng cho sự trường thọ. Người ta treo tranh cúc với hy vọng được sống lâu, hưởng tuổi thọ và hạnh phúc dài lâu.
II. Ý nghĩa của hoa cúc trong phong thủy
1. Thể hiện sự tưởng nhớ
“Tưởng nhớ và thương tiếc”, thường được dùng để bày tỏ lòng thành kính đối với người đã khuất. Khi đi viếng mộ người đã khuất vào dịp Tết Thanh Minh, chúng ta có thể chọn cúc vàng hoặc cúc trắng để bày tỏ sự tri ân, tưởng nhớ trong nội tâm.
2. Lời chúc trường thọ
Hoa cúc thường bắt đầu nở vào tháng 9 nên người ta thường thưởng ngoạn hoa vào dịp Lễ hội hoa cúc 9 tháng 9 âm lịch. Việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó thực chất là sự mong đợi sự trường thọ, cát tường trong lòng mọi người. Vì số chín trong tháng 9 đồng âm với chữ “cửu” có nghĩa là trường cửu.
Mỗi dịp xuân về, nhà nào cũng đặt một chậu hoa trước cửa có lẽ để cầu mong sức khỏe, niềm vui và thịnh vượng trong năm mới. Hoa cúc đã trải qua sương gió, có sức sống bền bỉ, thanh cao và trong sáng, dù có héo khô thì hoa vẫn không rụng khỏi cành nên hình ảnh ấy cũng tượng trưng cho hình ảnh vợ chồng gắn bó với nhau suốt cuộc đời, không từ bỏ lẫn nhau dù gặp khó khăn và gian khổ.
3. Ẩn dụ cho người quân tử
Hoa cúc cùng với Tùng, Trúc, Mai hoặc Lan là bộ tứ quý hoa, đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử. Hoa cúc tượng trưng cho một người quân tử có nhân cách cao thượng, tâm hồn trong sạch và kín đáo, vị tha. Hoa nở vào mùa thu se lạnh khi hầu hết các loài hoa khác đang tàn nhưng nó vẫn nở rộ kiêu hãnh giống như người có phẩm chất chính trực, cô độc nhưng tự tại giống như một ẩn sĩ, không màng vinh hoa giàu có.
4. Biểu tượng cho cái đẹp
Ở Nhật Bản, biểu tượng gia đình của hoàng gia Nhật Bản là hoa cúc nên nó có địa vị cao ở đất nước họ, tượng trưng cho sự khao khát cái đẹp, tự do và thiên nhiên. Nó cũng là quốc hoa của Nhật Bản với nhiều màu sắc và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
- Cúc trắng dành tang cho người đã khuất, còn ở Nhật thì nó là biểu tượng của sự trong sáng và trung thực.
- Cúc đỏ là biểu tượng cho tình yêu lãng mạn và mãnh liệt.
- Cúc vàng để thể hiện sự tôn vinh và tôn trọng, có thể tặng cho những người lớn tuổi.
- Cúc hồng là thể hiện hy vọng và mong chờ tình yêu đến, giống như một cô gái ngượng ngùng cầu nguyện cho sự xuất hiện của hoàng tử.
- Cúc tím thay cho lời chúc người bệnh mau chóng khỏi bệnh.
- Cúc màu xanh lá mang nhiều ý nghĩa tích cực, là biểu tượng cho cuộc sống, sự may mắn, sức khỏe và tuổi trẻ.
Bạn tham khảo
- Ý nghĩa tranh hoa đào trong phong thủy
- Ý nghĩa treo tranh hoa mai mạ vàng
Hoa cúc là loài hoa phù hợp với mệnh Kim. người mệnh Thủy cũng phù hợp với dòng tranh này vì Kim sinh Thủy. Treo trong nhà giúp mang lại sự may mắn, mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà.
III. Dịp tặng tranh phù hợp?
1. Dịp mừng thọ
Ngày mừng thọ là một dịp quan trọng để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với sự trường thọ của người thân yêu. Hoa cúc, với vẻ đẹp tinh tế và tinh khôi, tượng trưng cho sự trong sáng và sự tinh khiết của cuộc sống. Sự trường thọ là một món quà đáng quý mà chúng ta nhận được từ cuộc sống, và tặng tranh hoa cúc là cách tuyệt vời để bày tỏ lòng biết ơn với sự phát triển, sức khỏe và niềm vui của cha mẹ, ông bà và người thân qua những năm tháng dài đằng sau.
2. Dịp lễ, Tết, ngày đặc biệt
Ngoài ra bạn có thể tặng vào ngày sinh nhật cha mẹ để thể hiện sự hiếu thảo, yêu thương cha mẹ, tặng vào các dịp lễ hoặc tết như lễ Vu Lan, ngày của cha, ngày của mẹ. Khi tặng tranh hoa cúc, chúng ta không chỉ truyền tải thông điệp về lòng tôn kính, mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với tất cả những gì bố mẹ đã dành cho chúng ta. Bức tranh này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một phần của trái tim và tâm hồn của chúng ta, một biểu hiện của tình yêu và lòng biết ơn mà chúng ta dành cho bố mẹ.
3. Lễ Phật Đản
Tặng tranh vào Lễ Phật Đản là một ý tưởng tuyệt vời. Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm sự ra đời, ngày giới Phật sinh ra và qua đời. Hoa cúc thường được liên kết với tinh khôi, sự trong sáng và tôn kính, các giá trị quan trọng trong Phật giáo.
IV. Hướng treo tranh phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, việc treo tranh trong nhà nên tuân theo một số quy tắc để mang lại sự cân bằng và hài hòa trong không gian. Dưới đây là một số nguyên tắc phong thủy để treo tranh.
- Hướng Đông: Treo tranh ở hướng Đông có thể mang lại sự phát triển và sự tươi mới. Hướng Đông thường liên quan đến sự bắt đầu mới. Đây cũng là hướng thuộc cung gia đạo nên sẽ mang đến sự hòa thuận, hạnh phúc cho gia đình.
- Hướng Tây Bắc: hướng Tây Bắc thuộc cung Phú Quý, nếu treo hướng này dễ gặp được quý nhân phù trợ trong công việc làm ăn và các lĩnh vực khác.
- Hướng Nam: Hướng Nam có liên quan đến năng lượng và sự nhiệt huyết. Treo tranh ở hướng này có thể mang lại sự phấn khích, vui vẻ đối với các thành viên trong gia đình.
- Hướng Tây: Hướng Tây thường liên quan đến con cháu trong gia đình. Treo tranh ở hướng này có thể giúp con cháu chăm ngoan học giỏi, nghe lời ông bà bố mẹ.