Tết Trung Nguyên ngày nào? Ngày tết Trung Nguyên không chỉ mang nét đẹp tôn giáo mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Việt. Cùng tìm hiểu những thông tin về ngày tết Trung Nguyên qua bài viết sau đây.
Tết Trung Nguyên ngày nào?
Tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Tết Trung Nguyên trùng với ngày xá tội vong nhân và Lễ Vu Lan báo hiếu.
Nguồn gốc của tết Trung Nguyên bắt nguồn từ lễ Vu Lan Bồn theo truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ ra khỏi địa ngục quỷ đói.
Tết Trung Nguyên năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy 12/8 Dương lịch.
Ý nghĩa ngày tết Trung Nguyên
Đối với người Việt, tết Trung Nguyên mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ngày tết Trung Nguyên giúp khơi dậy đời sống tinh thần của các Phật tử, giúp củng cố niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp.
Ngày tết Trung Nguyên còn là dịp để chúng ta tri ân, báo đáp công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngày tết Trung Nguyên còn là ngày Vu lan báo hiếu, những người con ở xa sẽ dành thời gian trở về bên cha mẹ, đi chùa cầu nguyện sức khỏe cho cha mẹ.
Ngày tết Trung Nguyên cũng là ngày xá tội vong nhân. Vào ngày này nhiều gia đình thường lập bàn cúng tế những vong hồn lang thang không có người hương khói.
Tóm lại, ngày tết Trung Nguyên là ngày lễ hướng mọi người đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương con người, là ngày mọi người cùng nhau làm việc thiện và cầu chúc những điều may mắn cho người thân, bạn bè của mình.
Những hoạt động ngày tết Trung Nguyên
Nghi lễ hoa hồng cài áo
Ngày tết Trung Nguyên cũng là ngày lễ Vu lan báo hiếu. Vào ngày này, nghi lễ bông hồng cài áo được thực hiện và trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Nghi lễ hoa hồng cài áo được bắt nguồn từ tác phẩm viết về mẹ của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ý nghĩa của nghi thức này là hành động cao đẹp tri ân, bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ của mình cho dù họ còn hay đã rời xa thế giới này.
Tục cúng cô hồn
Vào ngày tết Trung Nguyên, nhiều gia đình chuẩn bị mâm cúng cô hồn. Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để “cứu giúp” những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức “hối lộ” để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ “hỗ trợ”. Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào buổi chiều và được thực hiện ở ngoài sân, ngoài ngõ chứ không được cúng ở trong nhà. Các lễ vật đều là hoa quả, đồ ngọt như cháo trắng, oản, xôi, bim bim, bánh kẹo… chứ không có đồ cúng mặn.
Cúng cô hồn có thể thực hiện từ ngày 2-16 tháng 7 âm lịch, nhưng hầu hết các gia đình thường cúng vào đúng ngày tết Trung Nguyên tức rằm tháng bảy âm lịch.
Lễ cúng gia tiên
Vào ngày tết Trung Nguyên,các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng dâng lên gia tiên. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể làm chay hoặc mặn.
Trên đây là những thông tin về ngày tết Trung Nguyên. Vào ngày tết này, nhiều người thích mua những vật phẩm phong thủy may mắn để cầu chúc may mắn cho bản thân.
Quý khách có nhu cầu tìm kiếm; mua quà tặng phong thủy may mắn ý nghĩa tại quà vàng Phúc Tường Gold. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá tốt nhất. Nhận ship cod tại Hà Nội, tp HCM, tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Khách hàng kiểm tra trước khi thanh toán.(*) Nhận đặt dát vàng, mạ vàng theo yêu cầu giá rẻ nhất.
Quà tặng mạ vàng 24k – Phúc Tường Gold
Hotline: 078.707.2222
Showroom Hà Nội: 994 Đường Láng
Showroom Tp. Hồ Chí Minh: 175 Nguyễn Văn Trỗi, P11, Quận Phú Nhuận
Showroom Nghệ An: 83 Minh Khai, TP. Vinh.
Web: https://quatangmavang24k.vn/
Zalo: zalo.me/0787072222