Cầu phúc không chỉ là ước vọng của người xưa về một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn là sự theo đuổi những giá trị tinh thần cơ bản nhất của con người ngày nay. Văn hóa chúc phúc đã thấm vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội, trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, gia đình… và nhìn chung thì nội hàm của văn hóa chúc Phúc có thể bao gồm các ý như “ăn ngon mặc đẹp”, trường thọ, “bình an”, đông con cháu, tu dưỡng đạo đức, hòa thuận.
Tranh thư pháp chữ “Phúc” CP05 này phù hợp treo ở hành lang lối đi, phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc trong nhà hoặc dành tặng cho các đối tác và đồng nghiệp, treo tại văn phòng làm việc để thể hiện những mong muốn tốt đẹp của bản thân và cầu phúc cho gia đình, chúc con cái chóng lớn, chúc thọ cho người già, chúc một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Dù là hiện tại hay quá khứ, việc treo tranh chữ Phúc CP05 đều thể hiện ước vọng của con người về một cuộc sống hạnh phúc và về một tương lai tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa của bức tranh
Tranh thư pháp chữ “Phúc” có thể mang nhiều ý nghĩa dựa trên từng giai đoạn của lịch sử.
- Ví dụ, do thiên tai và chiến tranh xảy ra thường xuyên trong thế kỷ trước nên quan niệm “hòa bình là phước lành” phản ánh mong muốn của mọi người thời đó về một cuộc sống hòa bình và ổn định, đó cũng là phúc.
- Theo Trang Tử, nếu thân không đau, lòng không lo thì đó là điều may mắn, là phúc của một người.
- Đông con cháu cũng là phúc.
- Tu nhân tích đức cũng là làm phúc. Người Việt xưa luôn coi trọng việc tu dưỡng đức hạnh cá nhân để có tư cách đạo đức tốt và nó cũng được coi là nội hàm của phước đức
- Hòa thuận cũng là phúc, có nghĩa là cá nhân và gia đình, cá nhân với xã hội, giữa con người và con người hoặc giữa con người và thiên nhiên đều mong chung sống hòa thuận. Có thể nói sự hòa hợp là mục tiêu tinh thần cao nhất của con người.
1. Tu thân tích đức chính là Phúc
“Lão Tử” nói: Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của họa. Có nghĩa là phúc và họa đều phụ thuộc lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Đó là một phép ẩn dụ rằng điều xấu có thể dẫn đến kết quả tốt, và điều tốt cũng có thể dẫn đến kết quả xấu. Chính vì thế mà bức tranh chữ “Phúc” cũng nhắc nhở chúng ta lúc thuận lợi phải biết khiêm tốn, thận trọng, nếu kiêu ngạo có thể chuốc họa vào thân. Khi đối mặt với nghịch cảnh, chúng ta phải có tinh thần bất khuất và làm việc chăm chỉ, và ngay cả điều xấu cũng có thể trở thành điều tốt.
Phúc cũng có thể là ngũ phúc gồm trường thọ, sức khỏe, vinh hoa, đức độ và ra đi thanh thản; trong đó nhấn mạnh đức độ của con người là cái phúc quan trọng nhất và chi phối những cái phúc còn lại. Tu thân dưỡng tính, làm việc thiện, sống tốt đời đẹp đạo để tích đức và phước đức này sẽ hình thành nên những điều còn lại.
2. Sống đẹp như hoa sen
Hoa sen được tôn kính như một loài hoa thiêng liêng và trong sạch trong Phật giáo, sự hiện diện của nó trong không gian sống sẽ mang lại động lực để mọi người tu dưỡng tâm hồn, rèn luyện bản thân sống trong sáng và thánh thiện.
Hoa sen mọc lên từ ao bùn, đầm lầy nhưng ống sen vươn cao khỏi mặt nước bùn là thể hiện cho ý chí vươn lên trong cuộc sống; bông hoa sen khi nở có màu trắng hồng tinh khôi không vấy bẩn hay ôi tanh mùi bùn là thể hiện cho phẩm chất sống cao quý và trong sạch, không vì hoàn cảnh mà bán rẻ lương tâm.

Phước đức có được là do bản thân mình tăng cường tu thân tích đức mà xứng đáng với số mệnh, đừng đổ lỗi cho người khác. Một cuộc sống hạnh phúc thực sự không phải là làm giàu trong một sớm một chiều chứ đừng nói đến bằng những con đường quanh co, tư lợi dựa trên người khác, thậm chí vi phạm pháp luật và kỷ luật:
“Phúc ấm ngàn đời cây trổ lộc
Đức dày muôn thuở nhánh đơm hoa”
Nói tóm lại, văn hóa chúc phúc của người Việt dành cho nhau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa thực sự của cuộc sống, cảm nhận niềm hạnh phúc từ bên trong mình, từ đó biết trân trọng cuộc sống, tự do trải nghiệm và theo đuổi một cuộc sống hạnh phúc bằng những hành động tích cực. Phước lành chính là điều hướng dẫn tinh thần của sự hài hòa trong xã hội và là động lực cơ bản của hành vi con người.
