Cây tùng tháp thường sử dụng để trang trí nhà cửa và khuôn viên. Tùng tháp còn có tên gọi là cây lạnh, cây thường dùng để trang trí những dịp đặc biệt như lễ giáng sinh hoặc những sự kiện quan trọng, góp phần làm cho không gian trở nên ấm cúng và tinh tế hơn.
Hãy cùng Greenworks khám phá những đặc điểm độc đáo, ý nghĩa phong thủy, tác dụng và cách trồng cũng như cách chăm sóc cây tùng tháp qua bài viết bên dưới nhé!
Nguồn gốc cây tùng tháp
Cây tùng tháp còn được biết đến với các tên gọi khác như tùng cối, duyên tùng, bút tùng hay tùng kim. Tùng tháp có nguồn gốc từ khu vực Châu Á, cụ thể là ở Nhật Bản và Trung Quốc. Với tên khoa học là Sabina chinensis, loại cây này thuộc vào nhóm cây phong thủy.
Đặc điểm cây tùng tháp
- Cây tùng tháp thích ánh sáng toàn phần và cường độ chiếu sáng cao.
- Chịu được nhiệt độ cao trong nhiều ngày, nhưng không chịu được ngập úng.
- Sống tốt trong môi trường đất axit và đất kiềm.
- Dễ chăm sóc, không đòi hỏi phải tưới nhiều nước và không rụng lá, bạn cũng không cần bón phân thường xuyên.
- Thân cây dạng tháp, cao từ 2-25m, với đường kính tán cây khoảng 0.5-1m.
- Gỗ màu đen và cứng, vỏ cây có màu vàng nâu với nhiều vết nứt.
- Tán lá đẹp, xanh, hình tháp và không có hoa.
- Nhựa của cây có mùi thơm nồng rất đặc trưng.

Ý nghĩa cây tùng tháp trong phong thủy
Cây tùng tháp mọc ở những nơi khắc nghiệt như mỏm núi chênh vênh, chịu sương gió và bão tuyết mà vẫn sống mạnh mẽ. Có thể sống tốt ở đất khô cằn nên cây tùng tháp là biểu tượng cho sự nghị lực và tính nhẫn nại của con người. Được coi là cây của người quân tử, mạnh mẽ và hiên ngang trước khó khăn.
Người xưa xem cây tùng tháp là đại diện cho trăm cây, mang ý nghĩa trường thọ và là biểu tượng của mùa xuân. Với khả năng trừ tà, cây tùng tháp mang lại sự bình yên, an lành theo quan niệm của người Trung Quốc. Đồng thời, thuộc tứ quý phong thủy “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, cây tùng đại diện cho các bậc đại trượng phu.

Tác dụng của cây tùng tháp
Cây tùng tháp là loại cây cảnh phổ biến trong công viên, khu công trình và sân vườn gia đình, với vẻ đẹp oai hùng và màu xanh lá tươi mới. Dù không có hoa, nhưng hình dáng ấn tượng của cây tùng tháp thu hút nhiều người yêu cây cảnh.
Cây tùng tháp ít rụng lá nên được sử dụng nhiều trong công trình cảnh quan, trang trí sân vườn và làm hàng rào cây xanh. Loại cây này cũng được ưa chuộng làm cây bonsai, tăng thêm vẻ đẹp cho không gian sống.
Ngoài tác dụng làm đẹp, cây tùng tháp còn có khả năng thanh lọc không khí, giúp làm sạch môi trường bằng cách hút các khí độc, đặc biệt là khí thải từ các nhà máy. Ngoài ra, tùng tháp còn được sử dụng trong y học để chữa trị một số bệnh.
Cách trồng cây tùng tháp
Bạn có thể trồng và nhân giống cây tùng tháp bằng phương pháp nhân giống hữu tính hoặc vô tính. Phương pháp nhân giống bằng hạt ít được sử dụng do bạn phải bảo quản hạt và mất nhiều thời gian hơn. Cách trồng cây tùng tháp phổ biến nhất đó là phương pháp chiết cành và giâm hom rễ.
Cách trồng bằng phương pháp chiết cành, giâm hom rễ:
- Chọn cành khỏe mạnh vào mùa xuân để chiết hoặc giâm.
- Sử dụng hỗn hợp xơ dừa, trấu và phân hữu cơ để tạo bầu giâm cho cành chiết.
- Tưới nước thường xuyên để làm ẩm cho bầu giâm để kích thích mầm mọc.
- Đặt cây trong bóng mát trong khoảng 1-2 tháng khi cây còn non.
- Khi cây lớn khoảng 30cm, chuyển cây ra nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
- Trồng cây xuống đất khi cây cao gần 90cm.

Cách chăm sóc cây tùng tháp
- Nước: Cây tùng tháp không ưa nước nhiều, bạn chỉ cần tưới vừa phải. Tưới 2 ngày 1 lần khi cây còn nhỏ.
- Đất trồng: Chọn đất thoát nước tốt, đất pha thịt để cây phát triển tốt. Cây có thể sống ở đất axit và kiềm.
- Ánh sáng: Cây ưa sáng, đặc biệt là cây bonsai, đặt cây ở nơi nhận ánh sáng chiếu vào nhiều nhất.
- Phân bón: bón phân khoảng 4-5 tháng/lần, sử dụng loại phân NPK hoặc phân có độ phân giải chậm.
- Cắt tỉa: Bạn nên cắt tỉa thường xuyên để tạo dáng đẹp cho cây, cho cây nhận ánh sáng tốt và giảm sâu bệnh hơn.
Hy vọng rằng thông tin về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây tùng tháp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này.

Hãy khám phá thêm về cây tùng tháp và nhiều thông tin hữu ích về cây cảnh, cách chăm sóc và trang trí sân vườn tại website của Greenworks. Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm chất lượng và hiện đại cho công việc chăm sóc cây cỏ, tham khảo ngay các dụng cụ của Greenworks để đảm bảo sự hiệu quả và thuận tiện trong việc làm vườn và chăm sóc cây cảnh của bạn.
Greenworks
Địa chỉ: 51 Đường Số 7, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước,Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh,Việt Nam
Điện thoại: 0902 689 600
Trang web: https://greenworks.com.vn