Cách trồng và chăm sóc cây duối cảnh tăng tài lộc cho ngôi nhà

Cây duối cảnh là giống cây cảnh có giá trị cao và có nhiều công dụng vô cùng hữu ích. Chúng thường được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn bởi khả năng thích nghi thời tiết khắc nghiệt và ý nghĩa phong thủy tốt lành. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về đặc điểm của cây duối, cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy của loại cây này.

Đặc điểm của cây duối cảnh

Cây duối có tên khoa học là Streblus asper thuộc họ Moraceae (Dâu tằm). Thường được gọi với nhiều cái tên khác như: duối bonsai, duối nhám bonsai, mộc bonsai, cây hoàng oanh,… Loại cây này là cây thân gỗ, có nguồn gốc từ các khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc.

Ngoài tự nhiên, cây duối có kích thước trung bình, cao từ 4m đến 8m, tuy nhiên nếu trồng cảnh hoặc bonsai, kích thước của cây sẽ được cắt tỉa để giới hạn lại chỉ còn khoảng 1 – 2m.

Rễ cây là loại rễ cọc, to và ăn sâu vào đất, nhờ đó giúp cây sống tốt trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Lá cây màu xanh đậm, hình trái xoan, đầu lá nhọn, dài 2-7cm, rộng 15-35 mm. Mặt lá nhám và cứng, nhẵn, phần rìa lá hình răng cưa. Hoa cây duối có màu vàng lục nhỏ nhắn, bầu tròn, thuộc loại đơn tính nên chỉ có một loại duy nhất là hoa cái hoặc hoa đực. Quả có màu vàng ngọt, vỏ mềm, hình tròn trịa, chỉ nhỏ khoảng 8-10 mm, có thể ăn được, vị ngọt nhẹ và mọng nước.

Về đặc điểm sống, cây duối sinh trưởng chậm, sống lâu năm, ưa sáng và độ ẩm cao nên cây có thể sống trong nhiều điều kiện thời tiết và môi trường đất khác nhau.

Ý nghĩa cây duối cảnh

Cây duối không chỉ là loại cây rừng làm cảnh đẹp, mà còn mang nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Từ rễ, lá, thân, cành đến hoa quả của cây đều là những vị thuốc quý.

Theo y học cổ truyền, duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn. Nhiều nơi đã sử dụng cây duối để chữa các bệnh, đau răng, tiêu chảy, vỏ duối dùng chữa bệnh phong thấp đau nhức, đau bụng, sốt,….

  • Lá: trị viêm sưng đường tiểu, bệnh bạch đới khí hư, chống chứng tiểu khó, kiết lỵ, ngăn ngừa phù thũng, điều trị mụn nhọt đầu đinh, lở loét da.
  • Hạt: hỗ trợ tốt cho chứng chảy máu cam, tiêu chảy, tốt cho bệnh bạch ban.
  • Vỏ: thường được phơi khô, nấu nước uống để trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Khi bị rắn cắn có thể nhai trực tiếp để đắp lên.
  • Rễ: điều trị hiệu quả cho việc hạ sốt, chống kiết lỵ, giảm đau, giảm viêm sưng, an thần, chống động kinh.
  • Mủ: có thể sát trùng, trị đau gót, bàn tay nứt nẻ, làm dịu tình trạng đau dây thần kinh.

Ngoài ra, khi trồng cây duối cảnh tại nhà có tác dụng thanh lọc không khí, có khả năng ngăn cản, hút bụi bẩn và các tạp chất, tạo cho xung quanh bầu không khí trong lành, sảng khoái, thư giãn tinh thần hiệu quả.

Ý nghĩa phong thủy cây duối cảnh

Cây duối cảnh được cho là loại cây sẽ thu hút vận khí tốt cho gia chủ, giúp tài lộc, vận may đến với gia đình, giúp người trồng gặp nhiều thuận lợi trên đường công danh, sự nghiệp. Bên cạnh đó, dân gian còn cho rằng cây duối có khả năng xua đuổi tà ma, âm khí, mang đến sự bình yên và an khang cho gia đình. Một số lưu ý khi trồng để cây duối phát huy hết khả năng của mình:

  • Theo các chuyên gia phong thủy, bạn nên trồng cây duối ở những vị trí có ánh sáng mặt trời như sân trước, sân vườn sau, trước cổng,… để cây phát triển tốt và ra hoa quả nhiều.
  • Trồng cây ở những vị trí có thể nhìn thấy từ bên ngoài, như cổng, hàng rào,… để cây thu hút vận khí tốt cho gia chủ.
  • Trồng cây ở hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam, hướng Bắc,… để cây hóa giải những sao xấu và mang lại sự bình an.
Cây duối giúp tăng vận khí trong phong thủy

Các loại cây duối cảnh

Cây duối có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc riêng. Sau đây là một số loại cây duối phổ biến được nhiều người ưa chuộng:

Cây duối bonsai: Có nhiều dáng khác nhau như dáng trực, dáng xiêu, dáng hoành, dáng huyền,…uốn thành những hình thù đẹp mắt. Thường được trồng trong chậu, có kích thước nhỏ, phù hợp để trang trí trong nhà hoặc trên ban công.

Cây duối cổ thụ: Cây có tuổi thọ cao, thân hình cổ thụ, giá trị  rất cao được nhiều đại gia, quý tộc săn lùng. Duối cảnh cổ thụ có dáng mạnh mẽ, bất khuất, sức sống mãnh liệt, phù hợp để tạo điểm nhấn cho không gian.

Cây duối rừng tự nhiên: Hình dáng và đặc điểm tựa như những loại cây lâu năm khác, giá trị kinh tế không cao. Cây có kích thước lớn nên thường được trồng ở nơi rộng rãi, thoáng đãng để che mát, cho quả.

Duối dáng Bàn Tay Phật: được thiết kế với hình dáng tựa như Bàn Tay Phật, thế cây này vô cùng đặc biệt và được dân chơi cây cảnh xem như “báu vật” giúp tăng được giá trị cho ngôi nhà, tạo nên không gian sống sang trọng, quý phái.

Có nên trồng cây duối cảnh trong nhà

Vì đặc tính là loại cây ưa sáng nên cây thích hợp trồng trước sân nhà, trên sân thượng, ban công, công viên, công trình,…Nếu muốn trồng cây duối trong nhà, cần phải lưu ý chọn loại cây bonsai có hình dáng nhỏ gọn để tôn lên nét đẹp cho không gian và không gây bất tiện khi sinh hoạt. Ngoài ra, cần đặt cây ở những vị trí nhiều ánh sáng, gần cửa sổ hoặc di chuyển chậu đến nơi có ánh sáng tự nhiên vài giờ mỗi ngày để giúp cây khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.

Cây duối cảnh phù hợp nhất với người tuổi nào, mệnh nào?

Nhìn chung, chơi cây cảnh là niềm đam mê và thú vui của nhiều người. Không có khái niệm nào quá khắt khe trong việc là ai, tuổi nào, mệnh nào mới được phép trồng cây. Trồng cây duối cảnh còn phụ thuộc một phần vào cách trồng, vị trí và hướng nhà để đánh giá cây có mang lại giá trị cho gia chủ hay không. Vậy nên bất cứ ai yêu thiên nhiên cây cảnh, đặc biệt là yêu thích vẻ đẹp của cây duối thì đều có thể thử trồng chúng trong vườn nhà của mình.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phong thủy, cây duối có lá màu xanh lục là màu bản mệnh của người mệnh Mộc, có thể giúp người tuổi Dần hóa giải sự xung khắc giữa Kim và Mộc. Người tuổi Dần thuộc mệnh Kim khi trồng cây có thể mang lại sự hài hòa và cân bằng cho cuộc sống, gặp nhiều may mắn trong tình duyên và sự nghiệp. Ngoài ra, người mệnh Mộc khi trồng cây duối trong nhà sẽ giúp tăng cường vượng khí, thu hút tài lộc, vận may và sức khỏe.

Cách trồng và chăm sóc cây duối cảnh

  • Cách trồng cây duối cảnh

Cây duối có thể trồng bằng nhiều phương pháp bằng cách gieo hạt, chiết cành hay găm cành. Phổ biến nhất là cách chiết cành do có thể rút ngắn thời gian phát triển của cây con và cây có sức khỏe tốt hơn. Mùa xuân sẽ là thời điểm thích hợp nhất để trồng cây duối. Đất trồng cây cần bổ sung thêm dinh dưỡng và tưới nước thường xuyên để cây nhanh lớn.

  • Cách chăm sóc cây duối

Cây duối là loại cây khá dễ chăm sóc, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật hay công sức bởi chúng có khả năng thích nghi và sức sống mãnh liệt. Quá trình chăm sóc cây gồm:

Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là nên chọn đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, không ngập úng.

Tưới nước cho cây vào buổi sáng hoặc chiều, tránh tưới nước vào giữa trưa khi nắng gắt, lượng nước vừa đủ ẩm đất, vừa phải. Với những loại cây duối to, đã sống lâu năm có thể không cần tưới.

Bón phân định kỳ sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng chống chọi lại sự khắc nghiệt của môi trường. Mật độ bón phân cho cây là khoảng 3 – 4 tháng 1 lần với lượng phân thích hợp.

Loại bỏ những cành lá yếu, cành khô, cắt tỉa bớt những lá già để cây không bị tốn quá nhiều dinh dưỡng để nuôi chúng.

Cây duối ít bị sâu bệnh tấn công, nhưng vẫn cần được phòng trừ để đảm bảo sức khỏe cho cây. Kiểm tra thường xuyên tình trạng của cây, nếu thấy có dấu hiệu bị sâu bệnh, lá vàng, lá rụng, lá bị rệp,… và xử lý, điều trị kịp thời.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây duối cảnh

Mặc dù cây có rễ cọc rất to, thân lại có nhiều mủ, nhưng chủ dùng phương pháp chiết cành không thì cây cũng rất khó sống hoặc phát triển èo ọt, lâu lớn. Muốn trồng và chăm sóc cây duối tốt hơn bạn có thể đào lấy bầu xung quanh gốc cây sau đó tìm rễ cọc của cây, sau đó hãy cắt các rễ cây, các nhánh cành không cần thiết và dùng bao nilon để quấn thêm đất vào quanh gốc, trộn thêm vào đất một ít phân và cát. Cuối cùng là để cây ở nơi thoáng mát có độ ẩm vừa đủ, tưới nước hàng ngày.

Ngoài ra, khi chăm sóc cây duối bonsai hoặc các cây có kích thước nhỏ, bạn nên giảm đi 1 phần cách chăm sóc thông thường như ít tưới nước, cung cấp ánh sáng ít hơn, ít bón phân hơn để tránh làm cho cây phát triển quá nhanh làm bể dáng cây.

Hình ảnh cây duối cảnh

Cây duối

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây duối cảnh, những đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy của cây. Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về cây cảnh nhé. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay để được giải đáp miễn phí.

Bài viết liên quan