Như Ý là đồ vật phong thủy phổ biến và có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện mong muốn có thể có được những điều mà họ cần như mong cầu hạnh phúc và có được cuộc sống tốt đẹp hơn… đồng thời nó cũng là biểu tượng cho sự may mắn và điềm lành. Gậy Như Ý ngày xưa thường được dùng làm vương trượng cho giới quý tộc, quan lại, hiện nó vẫn được lưu giữ nguyên giá trị và đó là lý do vật phẩm này thường được dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân, đối tác hoặc cho chính mình với ý nghĩa cầu chúc hạnh phúc, thành công cho bản thân… Đặc biệt khi đặt cùng với cóc vàng, kỳ lân… có thể cải thiện phúc khí và giúp thu hút tài lộc.
I. Hình dáng chuẩn của gậy Như Ý
Từ Như Ý trong tiếng Hán phát âm là “Ruyi” và nó xuất phát từ tiếng Phạn của Ấn Độ, là một trong những vật phẩm Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ. Gậy có tay cầm có hình dạng giống như “trái tim” và được làm bằng tre, đồng, đá, ngọc… Nguồn gốc của nó có liên quan đến dụng cụ gãi lưng vì phần cuối của gậy thời xưa có hình dạng như ngón tay, dùng để gãi những chỗ sau lưng mà tay không thể với tới và đó là lý do nó thể hiện sự Như ý. Xét về thực tế thì nó không chỉ dùng để gãi ngứa mà còn dùng để trang trí như một cây quyền trượng.
Kể từ thời nhà Đường bên Trung Quốc, việc chế tác gậy Như Ý trở nên ngày càng tinh xảo và hình dáng bắt đầu đa dạng hơn, nhiều màu sắc hơn. Kể từ thời nhà Minh và nhà Thanh, nó dần dần chuyển hóa từ một sản phẩm thực dụng (gãi lưng) thành một vật trang trí để mọi người chiêm ngưỡng và vì thế chiều dài của nó cũng được co ngắn lại, các ngón tay trên đầu gậy chuyển thành những hình khác như nấm linh chi, đám mây… Thân gậy cũng được sắp xếp hợp lý, tay cầm hơi cong, hình dáng tổng thể mềm mại (hình chữ S). Về chất liệu cũng đa dạng và chủ yếu được chế tác từ các vật liệu quý như vàng, ngọc bích, pha lê, mã não…
Nhìn chung, xuyên suốt thời gian từ lịch sử tới hiện tại thì gậy Như Ý có rất nhiều tác dụng, nó có thể được sử dụng như một vật tự vệ, nó cũng được dùng làm vương trượng để chỉ huy ngoài trận chiến (ra lệnh cho cấp dưới) và quan trọng nhất là ngụ ý rằng mọi việc diễn ra suôn sẻ và tốt lành theo ý của mình.
Ngày nay, trước khi lên đường đi xa, mọi người trong gia đình hoặc bạn bè cũng tặng nó cho nhau như một lời chúc tốt đẹp, bình an, thuận lợi. Đối với các Phật tử và tu sĩ khi thuyết giảng Phật pháp, họ cũng thường sử dụng nó như một chỗ dựa tinh thần và luôn mang theo bên mình.
II. Ý nghĩa của gậy Như Ý trong phong thủy
Như Ý ban đầu mang ý nghĩa may mắn. người ta cũng chạm khắc nhiều hoa văn khác nhau trên gậy nhằm thể hiện những ý nghĩa tốt lành khác nhau, ví dụ con dơi và quả đào để tượng trưng cho sự may mắn hay cá da trơn tượng trưng cho sự dư dả; bông lúa để tượng trưng cho mùa màng bội thu…
Người ta cũng truyền rằng Như Ý là pháp khí của Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, một trong Tam Thanh của Đạo giáo, và Như Ý cũng là pháp cụ của Phổ Hiền, một trong tứ đại Bồ Tát trong Phật giáo. Cho đến nay thì người ta cũng thường thấy hình ảnh Thần Tài, tượng ông Phúc, ông Thọ, Trường Sinh cầm gậy Như Ý trên tay nên người ta tin rằng nó sẽ mang lại phước lành về tài lộc, may mắn, bình an và thành công cho người sở hữu.
1. Ý nghĩa mọi việc suôn sẻ
Không chỉ tượng trưng cho quyền uy mà còn tưởng như mọi mong muốn đều có thể có được.
2. Biểu tượng sức khỏe và tuổi thọ
Khi thiết kế, nó có thể kết hợp nhiều yếu tố mang ý nghĩa tốt lành chẳng hạn như nấm linh chi, đám mây và cơ bản đương nhiên nó đã mang ý nghĩa cát tường, thậm chí có thể trừ tà khí. Nấm Linh Chi trong thực phẩm và y học có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng thêm tuổi thọ còn đám mây mang ý nghĩa may mắn, cát tường nên đây cũng là cách kết hợp phổ biến ở gậy Như Ý ngày nay. Nhìn chung nó sẽ mang ý nghĩa chúc sức khỏe, trường thọ, trừ tà, phòng tánh tai họa.
III. Đặt gậy Như Ý ở đâu theo phong thủy?
Như Ý nghĩa là mọi sự tốt lành, “đạt được điều mình mong muốn” hay “mọi việc diễn ra như ý muốn”. Nói chung nên đặt trên bàn hoặc kệ trang trí trong phòng khách, đầu cong hướng về bên trái và hướng ra cửa càng tốt.
- Không được đặt gần nhà vệ sinh hoặc gần bếp.
- Cần phải giữ sạch sẽ và gọn gàng.
- Đặt bên trái bàn làm việc để đề phòng kẻ tiểu nhân, ngoài ra còn có thể giúp thăng tiến trong công việc.
- Không đặt trong phòng kín gió.
Cần lưu ý thêm rằng nếu nó được làm bằng các chất liệu khác nhau thì cũng phải tránh một số hướng xung đột tùy theo ngũ hành. Ví dụ gậy làm bằng kim loại thuộc hành Kim, Hỏa khắc Kim nên tránh đặt ở hướng thuộc hành Hỏa như hướng Nam, hay Kim khắc Mộc thì nên tránh hướng Tây và Tây Bắc…