Ý nghĩa ‘tượng Khỉ’ trong phong thủy

Một trong những vị thần khỉ được tôn kính nhất trong văn hóa dân gian Trung Quốc là Tề Thiên Đại Thánh trong tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký. Tượng khỉ mạ vàng rất được ưa chuộng làm quà tặng hoặc trong trang trí nhà cửa văn phòng, không chỉ bởi giá trị thẩm mỹ cao mà còn vì những ý nghĩa phong thủy đằng sau của bức tượng.

Ý nghĩa của khỉ trong phong thủy

Từ tiếng quan cho khỉ là hou, phát âm giống với mô tả một nhà quý tộc hoặc một người có chức vụ cao, cũng có thể được sử dụng như một thuật ngữ để chỉ con cháu. Tùy vào chủ đề của bức tranh hoặc chủ đề tượng sẽ mang lại những ý nghĩa khác nhau.

1. Biểu tượng cho sự quyền uy, địa vị

Trong bộ phim Tây du ký của Trung Hoa, nhân vật Tề Thiên Đại Thánh chính là hóa thân của khỉ với trí tuệ thông minh và mạnh mẽ, sở hữu khả năng diệt ma trừ ác và luôn hướng đến điều thiện. Trong tiếng Hán, âm đọc của chữ khỉ là “hầu”, đồng âm với từ “hầu” trong “hầu tước” – một tước vị quyền quý trong ngũ tước nên nó còn được xem như biểu tượng của sự thăng tiến và phong hầu, tượng trưng cho thành công và danh vọng trong công việc.

  • Khỉ với một quả đào trên tay tượng trưng cho sự trường thọ. Nếu trên tay không có vật gì thì tượng có nghĩa là là hy vọng một vị trí cấp cao và bền vững.
  • Nếu tượng khỉ ngồi trên lưng ngựa thì nó thể hiện mong muốn sẽ có được địa vị cao ngay tức thì. Nếu trên lưng khỉ còn có con khỉ con và cùng ngồi trên lưng ngựa có nghĩa là cầu chúc cho con cháu đời sau đỗ đạt thành tài.
  • Tượng khỉ chỉ vào mặt trời cũng có nghĩa là một sự thăng tiến nhanh lên vị trí cao.
  • Khi kết hợp tượng khỉ với bắp cải thì tượng trưng cho sự giàu có và tiền bạc.
Tượng khỉ phong thủy mạ vàng 24k – TK01 4

2. Biểu tượng của sự trường thọ

Hình ảnh khỉ ôm đào là biểu tượng của sức khỏe, trường thọ và bách niên giai lão. Đây là một hình ảnh phổ biến trong nghệ thuật và kiến trúc, thường được chạm trổ trên các vật dụng, tượng điêu khắc hay kiến trúc công trình. Ví dụ như trong chạm khắc Tam đa, chú khỉ ôm đào được vẽ cùng với hình ảnh dơi đang bay tượng trưng cho phúc và chú hươu đủng đỉnh ngoái đầu biểu trưng cho lộc. Tất cả tạo nên một hình ảnh tổng thể biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng.

Tóm lại, khỉ mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy như:

  • Thể hiện trí tuệ thông minh: Khỉ được xem là một trong những con vật biểu thị sự thông minh, sáng suốt và trí tuệ.
  • Chúc trường thọ: Hình ảnh khỉ ôm đào thường được dùng để tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn về sức khỏe và tuổi thọ.
  • Mang lại sự vui vẻ, hạnh phúc: Khỉ thường được biết đến với tính cách vui vẻ, hài hước và hoạt bát.
  • Tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc: Hình ảnh khỉ thường được liên kết với sự giàu có và thịnh vượng.
  • Mang lại sự may mắn: Khỉ còn được xem là một biểu tượng may mắn.
Tượng khỉ phong thủy mạ vàng 24k – TK01 2

3. Biểu tượng của trí tuệ

Khỉ là loài linh trưởng gần gũi nhất với trí thông minh của con người và đặc điểm dễ nhận thấy của chúng là trí thông minh và tính hiếu động. Khỉ có thể làm một số hành động của con người, hiểu được hành vi của con người, giỏi leo trèo và cực kỳ khéo léo nên trong phong thủy, khỉ là biểu tượng của trí thông minh và sự tiến hóa

4. Thay đổi và thích ứng

Khỉ được ca ngợi là “thay đổi và thích nghi nhanh chóng” vì sức sống mãnh liệt cũng như sự nhanh nhẹn khi chạy nhảy trong rừng. Trong Kinh Dịch miêu tả cảnh “khỉ vượt sóng” nhằm báo trước sự biến đổi sắp đến. Vì vậy, khỉ còn tượng trưng cho sự thay đổi và thích nghi, có khả năng thích nghi với những thay đổi khác nhau của môi trường.

Về ý nghĩa của hình tượng 3 con khỉ

Bộ tượng về ba chú khỉ nửa ngồi xổm, một chú đầu lấy tay che tai, chú thứ hai lấy tay che miệng, chú thứ ba lấy tay che mắt. Theo nghĩa giải thích thứ nhất, nó được đúc kết từ câu nói của Khổng Tử: “Không nói điều trái lễ, không nghe việc vi phạm lễ, và không nhìn việc vi phạm lễ”.

Cũng có câu nói rằng ở Nhật có 3 con khỉ, cách phát âm của con khỉ trong tiếng Nhật là “SARU”, rất giống với đuôi “ZARU” của dạng động từ phủ định trong tiếng Trung cổ: “thà ít nói”, “tai họa từ miệng”, “thấy cũng chẳng phiền”…, Nhật Bản cũng có câu “không nghe, không thấy thì đừng nói” để thuyết phục mọi người bớt gây rắc rối.

Cách bày trí tượng hợp phong thủy

  • Nên đặt tượng ở hướng Tây Nam; đây là một hướng tuyệt vời để giúp bạn vượt qua các thử thách trong các mối quan hệ. Ngoài ra có thể đặt quay đầu về hướng Bắc cũng rất tốt.
  • Đặt tượng ở phía Đông Nam hoặc phía Bắc sẽ giúp con đường sự nghiệp hanh thông, mang lại sự giàu có.
  • Không nên đặt tượng ở hướng Đông Bắc vì khỉ kỵ hướng này.
  • Không đặt khỉ hướng mặt hướng ra cửa hoặc cửa sổ.

Tượng khỉ hợp tuổi nào, mệnh nào?

Trong phong thủy, tuổi mệnh là những lưu ý đầu tiên cần quan tâm khi mua một vật phẩm phong thủy trang trí trong nhà hay làm quà tặng cho người khác. Theo ngũ hành, tuổi Khỉ hợp với những tuổi sau đây:

  • Giáp Thân: Người sinh các năm 1944, 2004
  • Bính Thân: 1956, 2016
  • Mậu Thân: 1968, 2028
  • Canh Thân: 1920, 1980, 2040
  • Nhâm Thân: 1932, 1992, 2052

Ngoài những người tuổi thân thì những ai thuộc tuổi tam hợp Thân Thìn Tí đều phù hợp trưng bày tượng ở trong nhà. Ngược lại, những người thuộc tứ hành xung là Dần Tị và Hợi không thích hợp đặt ở trong nhà hoặc nơi làm việc.

Xem thêm:

  • Ý nghĩa tượng gà trong phong thủy
  • Ý nghĩa tượng chó trong phong thủy
  • Ý nghĩa tượng heo trong phong thủy
Bài viết liên quan