Trong thời đại này, con người thường bận rộn với công việc chỉ để kiếm tiền và thường không có thời gian quan tâm đến những thứ khá nên đôi khi con người thời hiện đại được miêu tả là “trống rỗng”. Thời xưa, mặc dù vật chất kém hơn nhiều so với ngày nay nhưng nhiều người vẫn hạnh phúc và bình yên, sống trong một cuộc sống bình dị, thảnh thơi.
Nhiều khi bạn sẽ phải ghen tị với cuộc sống của người xưa, đặc biệt là những bậc văn nhân, nho sĩ, họ ngao du tứ phương, ngâm thơ vẽ tranh, lấy rượu làm nhạc, sống bất cần đời nhưng cuộc sống cực kỳ thú vị. “Tứ quân tử” là chủ đề hội họa truyền thống với hoa mai, hoa lan, hoa cúc và cây trúc để lấy làm hình ảnh ẩn dụ cho những khí chất cao quý của một người quân tử. Đó là sự kiêu hãnh, khiêm tốn, trong sáng và chính trực, cương nghị.
Đó là lý do bộ tranh tứ quý “Mai, Lan, Cúc, Trúc” trong phong thủy vẫn là một trong những chủ đề tranh được yêu thích nhất hiện nay, không chỉ vì bộ 4 bức tranh đẹp tượng trưng cho 4 mùa hoàn hảo trong 1 năm và hơn cả là những ý nghĩa phong thủy mà nó đem lại. Bộ tranh được cho là sẽ mang lại hạnh phúc, công danh sự nghiệp, sức khỏe trường thọ, vạn sự như ý, cuộc sống sung túc cho gia chủ nên rất phù hợp để treo trong phòng khách, phòng học, phòng ngủ và văn phòng, khách sạn… hoặc làm quà tặng cho đối tác, người thân.
Ý nghĩa của bộ tranh “Mai, Lan, Cúc, Trúc”
1. Phẩm chất hiên ngang, tự tại của hoa mai
Khí chất cuốn hút nhất của hoa mai là sự độc lập và tự tại, không cần tranh đua khoe sắc mà kiêu hãnh một mình khi trời vào đông, cây cối cũng không trụ nổi gió lạnh nhưng hoa mai vẫn nở hoa, hương thơm nhẹ thoang thoảng trong làn gió lạnh buốt.
Từ đặc điểm này, nhiều người đã lấy hoa mai như một hình mẫu lý tưởng cho nhân cách sống của một bậc quân tử, đó là kiểu cô độc trong im lặng bộc lộ, không cầu tri kiến, không tìm hiểu và đánh giá, thể hiện phẩm chất sống “trong sáng”, hiên ngang tự tại.
Vẻ đẹp cao quý của hoa mai, không sợ lạnh và gian khổ, gắn bó với chính mình và không tranh giành với người khác, là biểu tượng hoàn hảo của những người cao quý. Sự hiên ngang của hoa mai sẽ truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ dũng cảm và kiên trì vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước bất chấp mọi thất bại.
- Tượng trưng cho ẩn sĩ có phẩm chất cao thượng: Hoa Mai giống như một ẩn sĩ có phẩm chất cao quý, trong sạch nhưng không có nghĩa là không có tính cách mạnh mẽ và thẳng thắn.
- Tượng trưng cho vẻ đẹp kiêu sa: Người xưa rất nhiều lần lấy hoa mai làm ẩn dụ cho sắc đẹp, hoa mai nở rộ trong sương tuyết là tượng trưng cho vẻ đẹp kiêu sa.
- Tượng trưng cho ngũ phúc: Hoa mai có năm cánh và mỗi cánh mang một ý nghĩa của ngũ phúc lâm môn bao gồm: “trường thọ, sức khỏe, giàu sang phú quý, đức độ và bình an” nên nhiều người sử dụng tranh hoặc cây hoa mai để tặng cho người khác, như trao gửi hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Tượng trưng cho khí chất tao nhã: Dáng thế mạnh mẽ cứng cáp mà không sặc sỡ, lạnh mà không yếu, bóng lá thưa mà đứng hiên ngang, hương thơm tao nhã dễ chịu không loài hoa nào sánh được nên lấy hoa mai làm ẩn dụ cho một người có nghĩa khí (lời nói và hành động) tao nhã, cao thượng, không thô tục quả không sai.
2. Sự khiêm tốn, tĩnh lặng của hoa lan
Hoa lan thường mọc hoang dã ở thung lũng hoang sơ, dáng vẻ uy nghiêm nhưng uyển chuyển yêu kiều đung đưa theo gió, hoa nở tỏa hương thơm dịu dàng, sảng khoái. Đó là biểu hiện của sự “bế quan tỏa cảng”, giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ với hương thơm thanh nhẹ nhàng được ví cho đức tính không cầu công danh của bậc quân tử.
Hoa lan có màu sắc nhạt và mọc ở thung lũng hoang sơ để giữ gìn nhân cách và phẩm chất tốt đẹp của bản thân, nó tượng trưng cho những bậc hiền nhân trên đời, nở hoa thơm giữa núi rừng êm ả và tĩnh lặng, tỏa hương thơm thoang thoảng giống như người quân tử không theo đuổi danh lợi mà chỉ theo đuổi hoài bão riêng của bản thân.
3. Phẩm chất thanh tao, trong sạch của hoa cúc
Cuối thu, dưới ánh nắng xế chiều, bên hàng giậu thấp lấp ló khóm hoa cúc vàng kiêu hãnh khoe sắc, bất chấp sương giá và cô đơn. Hoa cúc kiêu hãnh nở vào cuối thu bất chấp làn gió hiu hiu và sự hiu quạnh của núi rừng vào cuối chiều, giống như một ẩn sĩ sống giữa núi rừng, không chạy theo người khác mà âm thầm gắn bó với lý tưởng sống của mình.
Ngoài ra, mặc dù hoa cúc nở vào mùa thu, nhưng màu của nó là màu trắng tinh khiết và màu vàng tươi, ngụ ý cho sự thuần khiết, tinh thần sống bền bỉ. Hoa cúc chính là hình ảnh ẩn dụ của phong cách sống thanh tao, trong sạch, cho sự mạnh mẽ và ý chí kiên cường trước nghịch cảnh.
4. Sự chính trực của cây trúc
Người xưa có câu: “Ngọc có thể bẻ gãy mà không thay đổi độ trắng, tre có thể bị đốt cháy mà không làm mất đi sự nguyên vẹn của nó”, điều này được dùng như một phép ẩn dụ cho sự chính trực của người quân tử.
Dáng cây trúc cao và mảnh khảnh, uyển chuyển nhẹ nhàng trong gió mát đêm lạnh nhưng vẫn đứng thẳng mà không cong lưng.
Trúc là cây xanh bốn mùa, cao thẳng tượng trưng cho sức khỏe dồi dào. Trúc rỗng ruột mang ý nghĩa của sự khiêm tốn, khoan dung và cởi mở, không để bụng hay chấp vặt, tư thế hiên ngang là thể hiện khí phách quân tử không chịu khuất phục, tre/ trúc có đốt ngụ ý vươn sẽ vững vàng. Trong phong thủy thì trúc là một phép ẩn dụ cho sự bền bỉ và tính linh hoạt, tượng trưng cho phẩm chất thanh tao và trung thực, sự kiên trì và bền bỉ vì khả năng sinh trưởng nhanh, thích nghi với môi trường khắc nghiệt, nhường nhịn nhưng không gục ngã.
Tóm lại hoa mai thể hiện phẩm chất sống cao quý, kiêu hãnh và không chịu khuất phúc trước khó khăn, là biểu tượng cho một tinh thần ngoan cường, bất khuất. Hoa lan nở hoa với hương thơm dễ chịu trong thung lũng sâu thẳm là biểu tượng cho sự cởi mở và trí tuệ, sống vui với bản ngã tự tại và không màng tới trần thế. Cây trúc thể hiện một phẩm chất khiêm tốn, với tính cách thanh tú và tự nhiên còn hoa cúc giống như là một ẩn sĩ bên ngoài thế giới, cô đơn nhưng tự tại. Mai, Lan, Cúc, Trúc được gọi là tứ quân tử.