Tất tần tật về ‘tượng Rồng’ trong phong thủy

Rồng là linh vật truyền thuyết với sức mạnh vô song, có thể hô mây gọi gió. Thời phong kiến, rồng được dùng làm biểu tượng của hoàng đế, tức là biểu tượng của quyền lực, sự cao quý, danh dự. Mỗi bộ phận của rồng đều có một ý nghĩa riêng: trán cao tượng trưng cho trí tuệ; gạc tượng trưng cho sự trường thọ; tai bò tượng trưng cho sự dũng cảm; mắt tượng trưng cho sự uy nghiêm; móng vuốt tượng trưng cho sức mạnh và sự sắc sảo…

Tượng rồng phong thủy thường được nhiều người đặt trong nhà, cửa hàng và văn phòng để thu hút thành công, sự thịnh vượng. Rồng là loài vật linh thiêng với sức mạnh vô biên. Theo văn hóa phương Đông, Rồng là linh vật đứng thứ 5 trong 12 con giáp; và có tên gọi khác trong thập nhị địa chi là Thìn.

Ấn rồng phong thuỷ mạ vàng 24k – AR01 3

Có 3 loại rồng chính trong thần thoại là:

  • Long là linh vật vượt trội và mạnh mẽ nhất, chinh phục bầu trời.
  • Li không có sừng và sống ở biển, ngày nay từ này dùng để ám chỉ rùa nước.
  • Giao (Jiao) sống ở vùng núi.

Khi nói đến rồng nghĩa là chúng ta đang nói tới “Long” trừ khi có quy định rõ ràng khác. Dọc theo sống lưng của rồng theo mô tả là 117 chiếc vảy, trong đó có 81 là dương và 36 âm. Một số mô tả về móng rồng với ba móng, bốn móng và năm móng, đại diện cho cấp bậc và địa vị.

I. Ý nghĩa của rồng theo phong thủy

Trong phong thủy – một hệ thống quan niệm về không gian sống dựa trên học thuyết âm dương, ngũ hành phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác, tượng rồng đóng một vai trò rất quan trọng.

1. Biểu tượng quyền lực và địa vị

Rồng là linh vật số một trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phượng) và được xem là biểu tượng của quyền lực, địa vị cao trong xã hội. Vì thế, việc sử dụng hình ảnh rồng trang trí trong nhà ở, công sở, cửa hàng hoặc văn phòng là cách thể hiện sự giàu sang, quyền lực và vị thế.

Từ thời cổ đại, chỉ có vua chúa mới có quyền sử dụng các vật dụng liên quan đến rồng. Hầu hết các vật dụng đó đều có tên gọi liên quan như quần áo thì gọi là long bào, giường là long sàng…

2. Hóa giải tà khí

Rồng có khí chất uy nghiêm, có uy quyền cực cao và cảm giác quyền lực nên có tác dụng răn đe đối với bất kỳ kẻ tà ác nào. Nếu nhà bạn ở gần nơi có lò mổ, nghĩa trang, nhà tang lễ, chùa chiền, nhà Phật và các công trình kiến ​​trúc khác mà có sát khí mạnh, nếu đặt rồng hướng về phía đó thì tà khí sẽ rút lui.

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên bị kẻ gian xảo ức hiếp hoặc lợi dụng thì có thể đặt tượng để nâng cao vận quý nhân, trấn áp kẻ gian, giúp thăng quan tiến chức, phát triển sự nghiệp.

tượng rồng thời lý mạ vàng 4

3. Sự hòa thuận

Trong phong thủy, rồng thường được kết hợp với Phượng giúp mang lại hạnh phúc, hòa thuận trong gia đình cũng như trong công việc, kinh doanh. Rồng phượng là hai linh vật chỉ sự hòa thuận về âm dương ngũ hành. Khi hai linh vật này kết hợp với nhau sẽ đem đến hạnh phúc và may mắn.

Ngoài ra nếu trong nhà ít người lớn không thể tụ tài vượng khí, hoặc nam ít nữ nhiều, âm thịnh dương suy thì cũng có thể đặt tượng rồng ở hướng tốt trong nhà để thu nạp dương khí.

4. Sự thăng tiến và may mắn

Trong thần thoại, rồng có thể bơi ra biển hoặc cưỡi mây cưỡi sương mù, hô mưa gọi gió, có khả năng chìm rồi nổi nên trong mắt người xưa, ý nghĩa của rồng gắn liền với sự xuất sắc, không có gì là nằm ngoài khả năng của nó nên trưng bày tượng rồng là thể hiện sự kỳ vọng của chủ nhân về một tương lai suôn sẻ.

5. Sự giàu có và cát tường

Hầu như tất cả loài rồng đều liên quan đến nước. Nguồn nước dồi dào trong nông nghiệp đồng nghĩa với một mùa màng bội thu, nước trong phong thủy là biểu tượng của tiền tài nên hàm ý tượng rồng cũng liên quan đến sự dồi dào của tiền tài, trưng bày tượng rồng là thể hiện mong muốn làm ăn ngày càng phát đạt, liên quan đến sự thịnh vượng, phú quý.

6. Mang tính bảo vệ

Rồng là linh vật bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu và tiêu trừ kế hoạch của tiểu nhân. Đặt tượng ở cửa chính, ban công hoặc trong phòng khách để ngăn chặn yếu tố tiêu cực từ bên ngoài và bảo vệ không gian trong nhà.

Ngoài ra theo học thuyết ngũ hành, rồng tượng trưng cho hành Thủy. Đặt tượng trong nhà đúng vị trí và hướng giúp gia chủ giải quyết công việc suôn sẻ, tài lộc hanh thông và giữ gìn sức khỏe. Hành Thủy là một trong ngũ hành, tượng trưng cho nhiều yếu tố phong thủy tốt đẹp nên khi đặt tượng gần nước sẽ giúp gia chủ gặp nhiều vận may trong làm ăn, buôn bán.

Tranh rồng dát vàng mẫu 1

> Xem thêm: Ý nghĩa tượng trâu trong phong thủy

7. Cân bằng ‘thanh Long, bạch Hổ’

Nếu vị trí của hổ trắng bị mất cân bằng thì bạn có thể đặt tượng rồng phía thanh long để hổ trắng không gây họa cho gia chủ. Đối với các sếp công ty, sếp doanh nghiệp tư nhân nếu gặp bất lợi hoặc khó khăn trong việc quản lý cấp dưới thì có thể đặt tượng hướng thanh long trong phòng làm việc.

Nếu tòa nhà bạn ở cao hơn bên phải và thấp hơn bên trái, bạn có thể đặt một linh vật hình rồng bên trái ngôi nhà.

II. Nên đặt tượng rồng ở đâu?

Nên đặt ở những nơi cao ráo, thông thoáng, có nguồn năng lượng dồi dào. Đặt đầu Rồng hướng ra chỗ có thể bao quát được căn phòng. Vì Rồng được cho là sinh sống dưới nước, cho nên nếu nhà gần sông, biển thì hướng đầu Rồng quay theo hướng ra sông và biển là tốt nhất.

  • Nếu muốn đặt tượng trong phòng ngủ thì gia chủ nên kết hợp với tượng chim phượng hoàng để thành cặp vật phẩm phong thủy tốt cho cung phu thê:
    • Hướng Tây Bắc phòng ngủ để tìm kiếm con trai;
    • Hướng Tây Nam để cải thiện vận may;
    • Hướng Nam để cải thiện địa vị và sự công nhận gia đình;
    • Hướng Đông để cầu sức khỏe cho các thành viên.
  • Nếu đặt tượng trong bếp thì nên đặt tượng hướng vào chậu rửa – nguồn nước của ngôi nhà. Đặt ở đây sẽ có tác dụng tăng cường sự hưng thịnh và cơ hội thăng tiến cho gia chủ.
  • Không nên đặt ở những nơi có năng lượng âm khí như nhà vệ sinh, phòng tắm hoặc tủ quần áo.
  •  Không đặt đầu rồng quay mặt vào tường/chướng ngại vật mà phải hướng ra khoảng không gian thoáng đãng.
  • Vị trí của tượng ở những nơi nổi bật nhưng không được cao hơn tầm mắt, cũng như đặt sát sàn nhà, không đặt gần lò sưởi hoặc bếp nấu.
  • Nếu bạn đeo nhẫn rồng thì nên đeo ở tay trái của nam giới và tay phải của nữ giới.
  • Khi đặt tượng ở phía Đông hoặc Đông Nam thì tốt nhất là tượng nên được làm bằng gỗ. Còn nếu bạn đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của căn phòng thì tốt nhất nên được làm bằng pha lê, sứ hoặc gốm.
  • Đặt tượng ở hướng Tây được cho là sẽ mang lại hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống và giúp bảo vệ con cái.
  • Một số nhà hướng ra biển hoặc sông tuy phong thủy rất tốt nhưng lại ở quá xa thì có thể hút tài khí bằng cách đặt một đôi rồng đá màu xám hoặc đen trên lan can cửa sổ hoặc ban công, hướng đầu ra biển hoặc sông.
  • Nếu trong và ngoài nhà đều không có nước thì hãy đặt tượng rồng ở hướng Bắc vì hướng Bắc là hướng thủy vượng nhất.
  • Người tuổi Tuất không nên trưng bày tượng rồng vì kỵ nhau.

Nếu bạn muốn treo tranh rồng để trang trí thì tốt nhất nên dùng khung tranh dát vàng, treo ở hướng Bắc sẽ càng tốt. Nếu trong tranh có chín con rồng thì nên lấy một con làm chính ở trung tâm, nếu không thì sẽ không có đầu đàn nên sẽ mang lại sự bất an trong nhà.

> Xem thêm: Ý nghĩa tượng chó trong phong thủy

Bài viết liên quan